Theo đơn thư: Ngày 16/02/2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình có Văn bản số 465/CTTBI-QLN về việc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước (NSNN) của Công ty TNHH Vận tải thuỷ bộ Hải Hà xác nhận số thuế Công ty còn nợ NSNN là 1.114 tỷ đồng, trong đó yêu cầu Công ty cam kết nộp theo tiến độ cụ thể từng tháng để đảm bảo trong năm 2023 nộp hết tiền thuế nợ và tiền phát sinh. Trường hợp Công ty không có cam kết thì Cơ quan Thuế sẽ tiến hành các biện pháp thu nợ theo quy định.

Tuy nhiên, ngày 18/5/2023, Tổng cục Thuế có Văn bản số 1904/TCT-QLN gửi Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã yêu cầu Cục Thuế tỉnh Thái Bình triển khai ngay biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ đối với Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Công ty Hải Hà).

leftcenterrightdel
 

Ngày 26/06/2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình gửi Văn bản số 1988, 1989, 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996/QĐ-CTTBI. Tiếp theo là các Văn bản số 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003/QĐ-CTTBI về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Hải Hà.

Ngày 5/7/2023, Công ty Hải Hà có Công văn số 05.7/CV-HH gửi các Bộ, Ban, ngành xin giãn các khoản nợ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp.

Ngày 12/7/2023, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 5187/VPCP-KTTH gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Bộ này theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và có văn bản trả lời doanh nghiệp trước ngày 15/7/2023.

Ngày 12/7/2023, Tổng cục Thuế có Văn bản số 789/PC-TCT gửi Cục Thuế tỉnh Thái Bình trả lời doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ hoặc chưa đủ căn cứ để trả lời thì Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tổng cục để có hướng dẫn.

Ngày 19/7/2023, Tổng cục Thuế có Văn bản số 3015/TCT-QLN gửi Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà trả lời Công ty không thuộc diện được gia hạn nộp thuế, khoanh nợ thuế.

Qua nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan, Công ty kiến nghị:

Theo Khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:

“1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này”.

Theo Khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019: “Trường hợp bất khả kháng bao gồm: “a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ”.

Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại Điểm b Khoản 27 Điều 3 chưa được quy định cụ thể, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 do bị thua lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh:

Dịch bệnh (COVID-19), xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ vận tải, giá cước và các chi phí bị tăng cao, gia tăng lạm phát. Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu cũng không tránh khỏi các khó khăn khách quan do chịu tác động kép, nên giá xăng dầu thế giới tăng cao do nguồn cung khan hiếm, tỷ giá USD/VND tăng đột biến, phụ phí xăng dầu tăng từ 0.8 USD đến 13.8 USD/thùng mà vẫn khó tìm được hàng để mua, dẫn đến thua lỗ, thiệt hại về tiền.

Thứ hai là theo quy định tại Điểm b Khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 do các trường hợp bất khả kháng khác là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được đó là việc đứt gãy nguồn cung trong nước đột xuất và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép...

Cụ thể: Trong quý II đến quý IV năm 2022 một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Hải Dương, Thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam bị thiếu xăng dầu cục bộ, các cửa hàng bán lẻ đóng cửa bán nhỏ giọt vì không có nguồn hàng và do nhập bán lỗ nên tạm ngừng kinh doanh; nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt trầm trọng ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã phân giao hạn mức nhập khẩu quý II/2022 và quý IV/2022 cho Công ty Hải Hà như sau:

Văn bản số 242/QĐ-BCT ngày 24/02/2022 giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Hải Hà nhập khẩu tăng thêm trong quý II/2022 là 140.401m3 xăng dầu, gồm: Xăng 33.126m3, Diesel là 107.275m3 (lượng nhập khẩu tăng thêm tháng 4, 5, 6 là 46.800 m3/tháng, gồm: Xăng 11.042 m3/tháng, Diesel là 35.758 m3/tháng). Như vậy, quý II năm 2022, Công ty Hải Hà nhập vượt so với hạn mức được giao tại Văn bản số 242/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 của Bộ Công Thương.

Ngày 28/10/2022, Bộ Công Thương có Văn bản số 242/QĐ-BCT về việc phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu quý IV/2022.

Công ty đã thực hiện nhập khẩu: Xăng 133.718m3 (vượt 38.718m3) và Diesel là 270.106m3 (vượt 5.106m3). Do nhận biết được sự thiếu hụt xăng dầu trầm trọng nên đã cố gắng tuân thủ thực hiện nhập hàng theo bộ phận giao để đảm bảo đóng góp một phần vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ người tiêu dùng.

Công ty khẩn thiết mong chờ Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cùng các cơ quan chức năng sớm chung tay giải quyết để tránh những hệ lụy cho công ty và xã hội.

Nguồn phapluat
Link bài gốc

https://phapluat.baoxaydung.com.vn/thai-binh-cong-ty-tnhh-van-tai-thuy-bo-hai-ha-keu-cuu-7024.html