leftcenterrightdel
 

Cũng như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2; ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 là ngày xã hội tôn vinh báo chí cách mạng và cũng là dịp người làm báo chân chính thấy rõ hơn vinh dự và trách nhiệm to lớn của mình đối với dân tộc.

Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh. Trải qua gần một thế kỷ hoạt động, báo chí cách mạng đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo về Tổ quốc, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, báo chí cách mạng Việt Nam đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng thông tin. Cả nước hiện có trên 850 cơ quan báo chí với đủ loại hình thông tin hiện đại như báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử… cùng hàng vạn người làm báo chuyên nghiệp với hàng chục triệu cộng tác viên, thông tin viên trong nước và ngoài nước… Báo chí Việt Nam đã thông tin kịp thời 24/24 giờ trong ngày các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt, với chức năng là vũ khí tuyên truyền sắc bén, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật  của Nhà nước phát hiện nhân tố điển hình giới thiệu các cung cách làm ăn tiên tiến hiệu quả, đồng thời tích cực tham gia chống tham nhũng tiêu cực thực sự là công cụ phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Hầu hết các vụ án tham nhũng lớn ở nước ta như vụ án: Công ty Việt Á, Chuyến bay giải cứu; vụ Trịnh Văn Quyết FLC sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán; vụ Trương Mỹ Lan (chủ tịch Vạn Thịnh Phát) liên quan đến liên đến sai phạm trong trái phiếu doanh nghiệp; vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn (chủ tịch AIC) sai phạm về đấu thầu…và mới nhất là vụ Tân Hoàng Minh…đều có công lao của báo chí trong việc phát hiện, nêu ra các bài học kinh nghiệm về quản lý và kiến nghị các cơ quan chức năng về các biện pháp chấn chỉnh.

leftcenterrightdel
 

Nghề làm báo theo tôi là một nghề: “bán hiểu biết của mình cho người khác” nên phải có trình độ hiểu biết toàn diện trên tất cả lĩnh vực, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học… do vậy người làm báo phải luôn rèn luyện tu dưỡng học tập cả sách vở lẫn thực tế cuộc sống… Người làm báo không bao giờ được thỏa mãn với trình độ và sự hiểu biết của mình mà phải luôn nhớ lời dạy của Lenin là “Học, học nữa, học mãi”.

leftcenterrightdel
 

Ở nước ta báo chí là tiếng nói của Đảng tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể là diễn đàn của nhân dân. Do vậy theo tôi tiêu chuẩn và tiêu chí hàng đầu của người làm báo là phải tuân thủ chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc Việt Nam, Báo chí là người tổ chức tập thể, truyên truyền tập thể, cổ động tập thể nên báo chí là vũ khí, công cụ sắc bén tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và của cả dân tộc Việt Nam. Báo chí phản ánh sự thật, lấy sự thật làm gốc nên tư duy nghiệp vụ của người làm báo là phải phân biệt được đâu là bản chất, đâu chỉ là hiện tượng xã hội từ đó luôn đặt cho mình câu hỏi mà Bác Hồ khi còn sống đã dạy “Viết cho ai? Viết để làm gì?”. Phải luôn có ý thức đặt lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, của dân tộc lên trên tất cả. Do vậy nhà báo không thể thấy gì viết ấy, nghĩ sao viết vậy đặc biệt là không thể viết vì lợi ích cá nhân. Cái độc lập tự do của nhà báo là độc lập và tự do trong khuôn khổ của tổ chức và pháp luật, cái chính là do mình có nhận thức đúng thế nào là dân chủ và tự do.

leftcenterrightdel
 

Nhà báo được cử đi khai thác thông tin trong khuôn khổ nhất định được coi như người thực thi công vụ. Luật pháp xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ hoạt động đúng pháp luật nhưng cũng đòi hỏi họ phải làm đúng pháp luật là phản ánh trung thực đúng bản chất sự việc, tuyệt đối không được bóp méo xuyên tạc sự thật vi phạm các điều cấm thông tin quy định trong Luật Báo chí và không được thông tin vì lợi ích cá nhân đối với hình ảnh quyền bí mật đời tư…

Một bài báo viết hay tiêu chí đầu tiên là phải tôn trọng sự thật, phải dẫn rõ nguồn thông tin khai thác lấy ở đâu, ai chịu trách nhiệm như quy định của Luật Báo chí và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, phải có định hướng phân tích chỉ rõ những cái hay cái dở để cổ vũ tổ chức và quần chúng làm theo chứ không phải cứ dùng lời lẽ văn vẻ hào nhoáng ủy mị hoặc lời đao to búa lớn là có bài báo hay. Nhà báo là nghề hoạt động độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nên phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao và cái tâm thật sự trong sáng. Trong những năm hành nghề báo tôi thường lấy 8 chữ “T” làm phương châm hoạt động cho mình đó là: Thận trọng, trung thực, tận tụy, tự tin.

Đình Dũng

Nguồn
Link bài gốc