Theo đó, ngày 13/8/2015, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội với mục tiêu Cụ thể hóa nội dung quản lý quy hoạch, kiến trúc theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011) và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội (được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014).

leftcenterrightdel
Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội

Đồng thời, nhằm bảo tồn, tôn tạo, khai thác, phát huy các giá trị di sản và đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững. Quản lý phát triển đô thị, cấp phép xây dựng, cải tạo, chỉnh trang theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, đúng quy hoạch, đồng thời bảo vệ kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đây cũng là cơ sở để xác định các khu vực cần ưu tiên chỉnh trang, cải tạo; các khu vực ưu tiên lập quy hoạch, thiết kế đô thị và là cơ sở để xem xét, cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan đô thị.

Và theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội thì tuyến phố Lý Nam Đế thuộc tuyến phố Khu phố cũ của Thủ đô. Ngày nay, phố Lý Nam Đế dài 1.090m, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú...

leftcenterrightdel
 Ngôi nhà tại địa chỉ khu vực số 32 Lý Nam Đế thuộc phường Cửa Đông đang được đầu tư xây dựng, dần đi vào hoàn thiện
leftcenterrightdel
 Phần tum của ngôi Ngôi nhà tại địa chỉ khu vực số 32 Lý Nam Đế

Tuyến phố này mang nhiều nét độc đáo, giá trị của một Khu phố cũ cũng như về triến trúc, văn hóa... Hiện nay, tại địa chỉ khu vực số 32 Lý Nam Đế thuộc phường Cửa Đông, chủ đầu tư công trình xây dựng đang dần đi vào hoàn thiện với quy mô lớn, mật độ xây dựng gần như toàn bộ diện tích, không để khoảng cách cần thiết với các ngôi nhà liền kề; Ngôi nhà được đầu tư với khoảng 6 tầng + tum; nhìn từ xa, công trình có chiều cao, quy mô nổi bật hơn rất nhiều các ngôi nhà khác ở tuyến phố này.

leftcenterrightdel
 Ngôi nhà tại địa chỉ số 91, 93 Lý Nam Đế đang dần đi vào hoàn thiện

Cách đó không xa là khu vực địa chỉ số 91, 93 Lý Nam Đế cũng có công trình xây dựng cần được thường xuyên kiểm tra, giám sát khi thi công để đảm bảo quy hoạch chung của cả tuyến phố. Hiện công trình đang được chủ đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 6 tầng + tum.

leftcenterrightdel
 Công trình ở địa chỉ số 77, 79 Lý Nam Đế cũng cần thường xuyên được giám sát, kiểm tra để đảm bảo quy hoạch chung của tuyến phố

 

Ở địa chỉ số 77, 79 Lý Nam Đế, công trình xây dựng đang được đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 5 tầng + tum thang, cũng cần thường xuyên giám sát, kiểm tra để đảm bảo về mật độ xây dựng, quy hoạch kiến trúc chung của cả khu phố.

leftcenterrightdel
 Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ đối với tuyến phố Lý Nam Đế

Cũng theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội thì Khu phố cũ Lý Nam Đế được quy hoạch nhà ở riêng lẻ như sau: Chiều cao tối đa đến đỉnh mái của công trình lớp mặt trước là 4 – 5 tầng, tương đương 16 – 20m; còn lớp mặt sau là 5 – 7 tầng, tương đương cao 20 – 26m. Ngoài ra, khoảng lùi tối thiểu của công trình, lớp mặt sau so với lớp mặt trước từ 3 – 6m.

Việc thường xuyên giám sát, phát huy, nâng cao công tác quản lý TTXD cũng như quy hoạch, kiến trúc ở các Khu phố cũ của Hà Nội hay tuyến phố Lý Nam Đế là rất cần thiết. Đặc biệt công tác quản lý ở các khu phố thuộc quy hoạch Khu phố Cổ, Khu phố Cũ của thủ đô, cần được quận Hòa Kiếm, Đội Quản lý TTXD quận Hòa Kiếm, các phường trên địa bàn và UBND phường Cửa Đông, các tổ dân phố trên địa bàn... cần tích cực hơn nữa, phát huy những kết quả đã đạt được để đảm bảo quy hoạch chung của Thành phố.

Ngày 2/3/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Chỉ thị nêu rõ về công tác quản lý trật tự xây dựng, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp hiệu quả, phù hợp để ổn định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của cơ quan, bộ phận chuyên môn làm công tác quản lý trật tự xây dựng của thành phố và các quận, huyện, thị xã. Tiếp tục rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong các giai đoạn trước để xử lý dứt điểm.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu, hàng năm, các địa phương phải tổ chức kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ; làm tốt công tác khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu trên địa bàn...

Nguồn
Link bài gốc