Sở Nội vụ cho biết việc đặt tên đơn vị hành chính mới dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.
Trong số 16 phường mới, có 14 phường sử dụng lại tên cũ của một trong các phường bị sáp nhập, chỉ có hai phường ghép tên cũ thành mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự.
TT | Quận, thị xã | Tên phường trước sáp nhập | Sau sáp nhập |
| Ba Đình | | |
1 | | Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch | Trúc Bạch |
| Hai Bà Trưng | | |
2 | | Một phần Cầu Dền, Bách Khoa | Bách Khoa |
3 | | Một phần Cầu Dền, Thanh Nhàn | Thanh Nhàn |
4 | | Quỳnh Lôi, Bạch Mai | Bạch Mai |
| Đống Đa | | |
5 | | Khâm Thiên, Trung Phụng | Khâm Thiên |
6 | | Một phần Ngã Tư Sở, Khương Thượng | Khương Thượng |
7 | | Một phần Ngã Tư Sở, Thịnh Quang | Thịnh Quang |
8 | | Một phần Trung Tự, Phương Liên | Phương Liên - Trung Tự |
9 | | Một phần Trung Tự, Kim Liên | Kim Liên |
10 | | Quốc Tử Giám, Văn Miếu | Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
| Long Biên | | |
11 | | Một phần Sài Đồng, Phúc Đồng | Phúc Đồng |
12 | | Một phần Sài Đồng, Phúc Lợi | Phúc Lợi |
| Thanh Xuân | | |
13 | | Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc | Thanh Xuân Bắc |
14 | | Kim Giang, Hạ Đình | Hạ Đình |
| Hà Đông | | |
15 | | Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung | Quang Trung |
| Thị xã Sơn Tây | | |
16 | | Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền | Ngô Quyền |
|
|
Hai phường Văn Miếu, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) được ghép tên sau sáp nhập thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Phạm Chiểu) |
Quận Cầu Giấy chỉ thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính và dân số tại một số phường để phù hợp quy định diện tích và dân số nhưng vẫn giữ nguyên số lượng và tên gọi các phường. Cụ thể, điều chỉnh một phần Yên Hòa, Dịch Vọng vào phường Quan Hoa; một phần Nghĩa Đô, Dịch Vọng và Dịch Vọng Hậu vào phường Nghĩa Tân.
Trong số 36 xã mới ở các huyện, có 11 xã sử dụng lại tên gọi cũ của một trong các xã sáp nhập; 20 xã được đặt tên theo cách ghép tên các xã sáp nhập; ba xã có tên mới hoàn toàn là Thiên Đức, Hưng Đạo, Lam Sơn.
TT | Huyện | Tên xã trước sáp nhập | Sau sáp nhập |
| Gia Lâm | | |
1 | | Đình Xuyên, Dương Hà | Thiên Đức |
2 | | Bát Tràng, Đông Dư | Bát Tràng |
3 | | Kim Lan, Văn Đức | Kim Đức |
4 | | Phú Thị, Kim Sơn | Phú Sơn |
5 | | Trung Mầu, Phù Đổng | Phù Đổng |
| Ứng Hòa | | |
6 | | Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn | Hoa Viên |
7 | | Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến | Cao Sơn Tiến |
8 | | Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam | Thái Hòa |
9 | | Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình | Bình Lưu Quang |
10 | | Trầm Lộng, Hòa Lâm | Trầm Lộng |
| Thường Tín | | |
11 | | Thư Phú, Chương Dương | Chương Dương |
12 | | Vạn Điểm, Thống Nhất | Vạn Nhất |
13 | | Một phần Hòa Bình, Liên Phương nhập Văn Bình | Văn Bình |
14 | | Một phần Hòa Bình, Hiền Giang | Bình Giang |
15 | | Một phần Liên Phương, Hà Hồi | Hà Liên |
| Phú Xuyên | | |
16 | | Tri Trung, Hồng Minh | Hồng Minh |
17 | | Đại Thắng, Văn Hoàng | Văn Hoàng |
18 | | Sơn Hà, Quang Trung | Quang Hà |
19 | | Nam Phong, Nam Triều | Nam Phong |
| Mỹ Đức | | |
20 | | Mỹ Thành, Bột Xuyên | Mỹ Xuyên |
21 | | Đốc Tín, Vạn Kim | Vạn Tín |
| Thanh Oai | | |
22 | | Xuân Dương, Cao Dương | Cao Xuân Dương |
| Phúc Thọ | | |
23 | | Thọ Lộc, Tích Giang | Tích Lộc |
24 | | Thượng Cốc, Long Xuyên | Long Thượng |
25 | | Vân Hà, Vân Nam | Nam Hà |
| Quốc Oai | | |
26 | | Phượng Cách, Yên Sơn | Phượng Sơn |
27 | | Tân Hòa, Cộng Hòa | Cộng Hòa |
28 | | Đại Thành, Tân Phú | Hưng Đạo |
29 | | Nghĩa Hương, Liệp Tuyết | Liệp Nghĩa |
| Thạch Thất | | |
30 | | Dị Nậu, Canh Nậu | Lam Sơn |
31 | | Chàng Sơn, Thạch Xá | Thạch Xá |
32 | | Hữu Bằng, Bình Phú | Quang Trung |
| Ba Vì | | |
33 | | Châu Sơn, Phú Phương, Tản Hồng | Phú Hồng |
| Chương Mỹ | | |
34 | | Đồng Phú, Hồng Phong | Hồng Phú |
35 | | Phú An Nam, Hòa Chính | Hòa Phú |
| Mê Linh | | |
36 | | Vạn Yên, Liên Mạc | Liên Mạc |
Ngoài ra, Hà Nội có 5 thị trấn được sắp xếp, trong đó một thị trấn có tên mới Thượng Phúc. Cụ thể, xã Yên Viên nhập thị trấn Yên Viên - huyện Gia Lâm thành thị trấn Yên Viên. Xã Phúc Hòa nhập thị trấn Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ thành thị trấn Phúc Thọ.
Xã Thạch Thán nhập thị trấn Quốc Oai - huyện Quốc Oai thành thị trấn Quốc Oai. Xã Kim An, Kim Thư nhập thị trấn Kim Bài - huyện Thanh Oai thành thị trấn Kim Bài. Xã Văn Bình, Hà Hồi, Nguyễn Trãi, Văn Phú nhập thị trấn Thường Tín - huyện Thường Tín thành thị trấn Thượng Phúc.
Hà Nội giữ nguyên đơn vị hành chính cấp huyện sau sắp xếp là 30 (gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã). Số xã, phường, thị trấn từ 579 sau sắp xếp còn 518 (337 xã, 160 phường, 21 thị trấn), giảm 61 đơn vị (46 xã, 15 phường tại 20 quận, huyện, thị xã).
|
|
Huyện Thạch Thất sáp nhập Chàng Sơn và Thạch Xá thành xã Thạch Xá. (Ảnh: Võ Hải) |
Sở Nội vụ cho hay trước đó thành phố lên phương án giảm 70 phường, xã do tính cả huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì. Tuy nhiên, ba huyện này đang xây dựng đề án lên quận, nên sẽ sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian tới.
UBND thành phố Hà Nội sẽ xin ý kiến Thành ủy và trình HĐND thành phố thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 15/5, để hoàn thành hồ sơ gửi Bộ Nội vụ và Ban chỉ đạo Chính phủ trước ngày 31/5.
Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận, huyện phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000; phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5 km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2.
Đến năm 2025, các tỉnh, thành cần hoàn thành sắp xếp quận, huyện và phường, xã có đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.