Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Chỉ thị 14 nêu rõ, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là UBND các quận, huyện, thị xã cần chấn chỉnh kỷ cương, thực hiện chế độ xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý, đồng thời có chế tài gắn trực tiếp trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc xử lý tồn tại cũ và phát sinh mới đối với các trường hợp vi phạm về đất đai.

Xử lý nghiêm những trường hợp đặc biệt trong vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng giao thông, công trình an ninh, quốc phòng; tăng cường cơ chế tự quản, phát huy vai trò của nhân dân trong quản lý trật tự xây dựng.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh hiện trạng cũ, cây xanh tươi tốt, không có dấu hiệu héo, chết
leftcenterrightdel
 Hình ảnh sau chặt phá cây xanh, vị trí một số cây xanh đã thay đổi của công trình Nhà LK1- VT11 Khu đô thị XaLa, ngoài ra công trình có chiều cao vượt trội so với các CT liền kề

Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên thì ngoài việc công trình Nhà LK1- VT11 Khu đô thị Xa La có chiều cao nổi bật hơn hẳn các căn hộ liền kề xung quanh khi các căn hộ xung quanh đều có hiện trạng 4 tầng nổi nhưng căn hộ này có chiều cao 5 tầng nổi, ngoài ra điều đáng nói ở đây là chủ nhà đã tự ý chặt phá, điều chuyển vị trí của một số cây xanh khỏi  hiện trạng cũ. Điều này xét về cảnh quan thì phá vỡ môi trường, cảnh quan đô thị, mà điều này còn vi phạm theo quy định về bảo vệ tài sản chung. Cụ thể: Cây xanh đô thị – tài sản nhà nước được thành phố quản lý, kiểm đếm, chăm sóc. Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau: “1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị: a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; c)

Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình...” Tuy nhiên khi tiến hành chặt hạ phải xin phép; trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong. Nhưng theo nguồn tin riêng của phóng viên thì việc chặt hạ, thay thế của chủ nhà này hoàn toàn không thực hiện như theo quy định nhưng không bị cơ quan chức năng giám sát, nhắc nhở thực hiện. Việc tự ý chặt hạ cây xanh khi chưa được phép có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ, đồng thời phải khôi phục hiện trạng như ban đầu.

leftcenterrightdel
 Công trình cạnh nhà B8 TT6 khu đô thị Văn Quán có dấu hiệu vượt tầng

Ngoài ra, tại công trình cạnh số nhà B8 TT6 khu đô thị Văn Quán cũng đang hoàn thiện với chiều cao vượt trội so với các nhà liền kề, khi các nhà liền kề đều có xây dựng 4 tầng 1 tum nhưng công trình này nổi bật với 5 tầng, khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc dấu hiệu vượt tầng, trái phép của chủ đầu tư.

Ngoài ra theo ghi nhận của phóng viên thì việc thi công tại cả 2 công trình này thì hệ thống lưới che chắn chống bụi và vệ sinh môi trường chưa được thực hiện nghiêm ngặt.

Để tìm hiểu thông tin, chúng tôi có đặt lịch làm việc với UBND phường Phúc La nhưng sau nhiều ngày đặt lịch làm việc và liên hệ thì chưa tiếp cận được thông tin, không trả lời.

Đề nghị UBND quận Hà Đông, UBND phường Phúc La, các cơ quan chức năng liên quan, cần sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có), tránh gây nên dư luận, bức xúc trong nhân dân.

Nguồn moitruongxaydungvn
Link bài gốc

https://moitruongxaydungvn.vn/phuong-phuc-la-ha-dong-nhieu-bat-cap-ve-van-de-moi-truong-xay-dung