leftcenterrightdel
 

Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình. Tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…. Thuở ấy, các thương nhân từ nhiều nước có thể vào thẳng khu vực này để buôn bán, tạo ra một không khí rất đông vui, náo nhiệt. Nếu ai đã có dịp xem qua bộ phim Long thành cầm giả ca thì hẳn có thể mường tượng ra không khí cổ kính của kinh thành Thăng Long ngày trước.

leftcenterrightdel
 

Thực ra, số lượng phố phường của Hà Nội được biết đến nhiều hơn con số 36. Thời nhà Lê, Hà Nội có 36 phường, nhưng sau đó đã mở rộng ra nhiều, và những con phố mang tên “Hàng” lên đến con số hơn 50, tuy nhiên người ta vẫn thường gọi là Hà Nội 36 Phố Phường, cái tên khắc sâu vào tâm thức người dân nhiều thế hệ thông qua tác phẩm cùng tên của nhà văn Thạch Lam.

leftcenterrightdel
 

Ngoài ra, có một trong số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách “Việt Nam thi văn hợp tuyển” của Dương Quảng Hàm có nội dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay

Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà

Quanh đi đến phố hàng Da

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”

Sau đây là những hình ảnh về các phố mang tên “Hàng” ở khu vực phố cổ Hà Nội được chụp cách đây khoảng 100 năm:

leftcenterrightdel
 

 Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc… Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch… 

Phố HÀNG BẠC – Rue des Changeurs Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền).

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nguồn gốc của cái tên gọi này được kể lại rằng có một người tên Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn (ở số nhà 42) thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén (đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá) ở kinh thành Thăng Long (là Hà Nội ngày nay). Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG BÔNG – Rue du Coton Phố Hàng Bông hiện nay (tiếng Pháp: Rue du Coton). Hàng Bông trước kia gồm nhiều đoạn phố, có tên riêng:

 – HÀNG HÀI, còn có tên gọi trong dân gian là Hàng Bông Hài, ở trên đất thôn Cổ Vũ, đoạn từ phố Hàng Gai đến phố Hàng Mành: có những cửa hàng bán giày hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy. Hài thật có đế bằng gỗ vông, mũi bằng lụa thêu kim tuyến. Hài giả bằng giấy ngũ sắc trang kim dùng cho việc thờ cúng. Đoạn phố này có đền Phúc Hậu thờ ông tổ nghề tráng gương nên còn được gọi là Hàng Gương.

 – HÀNG BÔNG ĐỆM trên đất thôn cũ Kim Bát Hạ, đoạn từ đầu Hàng Mành đến phố Hàng Da: có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.

– HÀNG BÔNG CÂY ĐA CỬA QUYỀN, trên đất mấy thôn cũ Đông Mỹ – Thương Môn Đông Hạ, đoạn từ góc Hàng Da – Quán Sứ đến ngõ Hội Vũ, có ngôi miếu nhỏ thờ Cô Quyền, cạnh miếu có cây đa cũng gọi cây đa Cô Quyền hoặc cây đa Cửa Quyền, hiện ngôi miếu đã bị sét đánh đổ và cây đa bị đốn.

 – HÀNG BÔNG LỜ, từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, đất thôn cũ Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương): bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá. Xưa hơn nữa thì nơi đây chuyên nhuộm màu xanh nên có tên là phố Hàng Lam.

– HÀNG BÔNG NHUỘM, đoạn phố ngắn cuối phố Hàng Bông trông ra cạnh phía đông của vườn hoa Cửa Nam trên đất thôn cũ Đông Mỹ. Hồi đầu thế kỷ 20, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Lần ngược lịch sử xa hơn nữa về thời chúa Trịnh, phố Hàng Bông nằm trong quần thể vương phủ của chúa Trịnh Tùng, khởi dựng vào năm 1595. Thời đó vương phủ gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự uyển, hồ, trại lính, trải từ Cửa Nam, Hàng Bông, vòng Bà Triệu tới hồ Hale, có 3 cửa chính: cửa chính nam là phố Bà Triệu, Tuyên Vũ Môn (có Ngũ Long Lầu, cao 70m, là Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Diệu Đức (thông ra phố Cửa Nam). Khoảng năm 1781, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lên kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán đã đi qua phố Hàng Bông. Trong Thượng kinh ký sự, ông chép vào thành qua cửa Vũ Quan: “từ cửa cung Khánh Thụy qua đình Quảng Minh, rồi qua cửa Đại Hưng, theo đường phía hữu (bên phải) đi hơn nửa dặm nữa thì đến dinh quan Chính Đường”. Đoạn đường rẽ tay phải này nhiều khả năng chính là phố Hàng Bông ngày nay.

leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG NÓN – Rue des Chapeaux Sở dĩ phố này gọi là Hàng Nón là bởi vì thời xưa, phố có bán các loại nón thời cổ rộng vành. Ngày nay mặt hàng chủ yếu của phố này là bán chăn ga gối đệm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố Hàng Nón đã có từ thời Lê Trung hưng. Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des Chapeaux, dịch từ chữ Hàng Nón. Từ năm 1945, phố này chính thức được gọi là phố Hàng Nón. Phố Hàng Nón trước đây nằm trên đất thôn Yên Nội – Đông Thành, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Phố Hàng Nón dài 216m, chạy từ phố Hàng Quạt đến phố Đường Thành.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Xưa kia, đoạn đầu chính là phố Mã Vĩ (vì ở đây có làm phục trang, mũ mãng, cờ quạt cho quan lại và đạo cụ biểu diễn nghệ thuật… những thứ dùng đến đuôi ngựa) cũng gọi là Hàng Nón trên. Đoạn cuối mới là nơi làm và bán các loại nón và gọi là phố Hàng Nón.

Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/hinh-anh-100-nam-cua-ha-noi-36-pho-phuong-va-nguon-goc-ten-goi-cac-duong-pho-mang-ten-hang/