Tôi có dừng xe lại và bình luận, nói người phát hiện ra người say rượu cất hộ xe máy và tìm cách đỡ anh ta ngồi dậy, sau đó thì cũng không thấy ai tương tác gì nữa, nghĩ mọi chuyện đã xong…. 

Năm 2011, một câu chuyện đau thương về một em bé bị bỏ rơi đến chết ở Trung Quốc đã gây rung động toàn thế giới. Đoạn băng giám sát cho thấy em bé, thường được gọi là Duyệt Duyệt, đang đi trong một khu chợ kim khí cách nhà khoảng 100m ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông hôm 13-10 thì bất ngờ bị một chiếc xe tải cán phải lúc 17 giờ 26 phút. 

Khi bị chiếc xe tải đụng phải, em bé ngã xuống và bị bánh trước cán qua người. Người lái xe dừng lại một lúc rồi quyết định cho xe chạy tiếp, bánh sau cán qua người Duyệt Duyệt. Người lái xe bỏ đi mặc cho đứa bé thoi thóp. Bảy phút sau đó, một xe tải chạy đến, tiếp tục cán lên người em bé đáng thương. 

leftcenterrightdel
Bé Duyệt Duyệt đã mãi mãi ra đi

Máy quay giám sát cũng ghi lại từ 17 giờ 30 phút chiều hôm đó, khi tai nạn xảy ra, có 17 người trong khu chợ chứng kiến bé nằm trên vũng máu mà không một ai ra tay giúp đỡ. Gần 10 phút sau khi cô bé bị cán, một người nhặt rác 57 tuổi mới chú ý và bế nạn nhân vào lề đường. Người phụ nữ này cố hỏi thăm tung tích của bé với những người chủ cửa hàng gần đó nhưng không có ai giúp đỡ, thậm chí còn khuyên bà chỉ nên lo việc của mình. Người nhặt rác sau đó đi vào một khu phố và vài giây sau, mẹ của bé xuất hiện, vội vã ôm con đi cấp cứu. Bé Duyệt Duyệt đã qua đời sau đó 1 ngày nhưng câu chuyện thương tâm của bé và sự thờ ơ, vô cảm của 17 người kia đã trở thành một cuộc tranh luận toàn cầu về tình người, về sự sẵn sàng cứu tính mạng người khác, thái độ tàn nhẫn và vô cảm…

Và trở lại câu chuyện xảy ra đêm qua tại ngõ 2 đường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khu tập thể Liên đoàn địa chất xạ hiếm nằm trên địa bàn. Như bao khu dân cư khác, nơi tôi ở với khẩu hiệu là nơi đáng sống  “Khu dân cư văn hóa”. Sinh sống nơi đây chủ yếu là cán bộ, con em của Liên đoàn địa chất xạ hiếm, những người có thể coi là có dân trí cao, có thu nhập vào diện trung lưu của Hà Nội.  

Nhưng câu chuyện xảy ra đêm 28/8/2024 vừa qua đã cho thấy một diện mạo khác của những người dân nơi đây, một sự vô tình, lạnh lùng đến rợn người. 

Khu dân cư này, như các khu khác của Hà Nội có một nhóm Zalo Tổ Dân Phố nhưng thông tin đưa lên chỉ là một chiều, chẳng có sự tương tác, và cũng  ít ai chú ý, một nhóm Zalo khác có tên là đội an ninh tự quản, nhóm này có 23 thành viên, mục đích là để bảo vệ ANTT Tổ Dân Phố, khi một thành viên trong nhóm đưa lên hình ảnh người đàn ông say rượu nằm ngủ dưới lòng đường bên cạnh là chiếc xe máy còn đang mở khóa.

leftcenterrightdel
 Người đàn ông say rượu nằm bất tỉnh tại con ngõ số 30 Phương Canh

Tôi là người bình luận như đã nói ở trên, sau đó tưởng mọi chuyện đã được người dân của cái gọi là nơi đáng sống giúp đỡ, mọi người chìm vào giấc ngủ. 12 rôi 1h, trằn trọc mãi không ngủ được, trong đầu cứ miên man suy nghĩ liệu con người kia đã tỉnh táo lại và đi về chưa. Tôi vùng dậy và đi ra chỗ chỉ dẫn, đêm khuya mà hơi nóng của đường nhựa vẫn phả lên hầm hập, trong cái nhập nhoạng và ánh đèn hiu hắt thì hỡi ơi, một người nằm úp mặt dưới đường mê man không biết trời đất là gì người đàn ông đó vẫn đang nằm lăn chỗ cũ, gần như bất tỉnh. 

Tôi đã cố gắng đánh thức anh dậy và đổ nước lên mặt cho tỉnh  táo và hỏi han về gia đình, bạn bè để tìm cách liên lạc đưa anh về nhưng người này vẫn quá say, không thể nói năng rõ ràng. Sau khi cho uống nước giải rượu và ngồi cạnh anh ta đến khi có thể yên tâm rằng anh ta đã tỉnh lại. 

Giả sử như sáng sớm ra Tổ Dân Phố ầm ĩ về một người đàn ông đêm qua say rượu nằm ngoài đường và bị cảm , hay bị một điều gì đó rồi…!

leftcenterrightdel
 2h Sáng người đàn ông này vẫn chưa có dấu hiệu tỉnh rượu

Hậu quả đã không xảy ra vì đêm qua cũng là một đêm khô ráo, không mưa gió và người đàn ông say rượu kia đã không nguy hiểm tính mạng khi nằm suốt đêm giữa ngõ. Nhưng sự vô cảm của hàng trăm con người trong khu tập thể gọi là văn hóa kia khiến nhiều người giật mình về nhân tính của con người. Phải chăng, cuộc sống hiện nay đã khiến phần người trong chúng ta đang dần mất đi? Những phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục của chúng ta, những lời dạy đầy nhân ái của ông bà, tổ tiên đã không còn lưu truyền tới thế hệ này? Đâu rồi những tấm lòng nhân ái, những gương người tốt việc tốt, xung quanh chúng ta bây giờ chỉ còn sự nghi kỵ, cảnh giác, thờ ơ và vô cảm trước xã hội hay sao? 

Một người bạn tôi khi biết câu chuyện đã phải hỏi từng người chúng tôi một câu hỏi: 

“Bạn đã bao giờ được người khác giúp đỡ khi ra ngoài chưa? Trong hoàn cảnh nào?” Và quả thật, chúng tôi nghĩ mãi về lần cuối nhận sự giúp đỡ của người khác là lúc nào?  

Ở đời có nhân, có quả, sự thờ ơ vô cảm với người khác hôm nay sẽ vận vào người vào một thời điểm khác, và khi đó, mọi hối hận đều quá muộn màng.

Tôi biết được đại diện Tổ Dân Phố đã đến giúp đỡ và gọi công an phường nhưng cậu thanh niên không hợp tác, sau đó họ đã đi về. 

“Sau đó họ đã thản nhiên ra về, để mặc người đó tiếp tục nằm im trên đường ngõ suốt đêm’. Tại sao họ lại có thể vô tình đến thế? “Giúp người thì phải giúp đến cùng, nếu hậu quả xấu xảy ra, họ có thể yên lòng trong nhiều năm nữa không?”, tôi cứ tự hỏi mình mãi câu hỏi ấy.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả, những lo toan cơm áo gạo tiền đã khiến con người trở nên xa cách và cứng nhắc hơn. Nhưng đó không thể là lý do để chúng ta mất đi sự quan tâm, lòng trắc ẩn với đồng loại. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhìn lại và khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp đã từng làm nên bản sắc của con người Việt Nam xưa và nay.

Nguồn
Link bài gốc