Năm 1937 nhà thương thí được tái thiết rồi mang tên bác sĩ Dejean de la Bâtie. Ông Hứa Bổn Hỏa (tức chú Hỏa) góp chi phí để xây dựng lại nhà thương, nên người Sài Gòn cũng gọi đây là nhà thương Chú Hỏa. Hiện nay, nơi này là Đa khoa Sài Gòn tại số 125, đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1.
leftcenterrightdel
 

Góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế (tên thời Pháp là Catinat – Vannier) với 1 tòa nhà nổi tiếng là Saigon Palace Hotel, hiện nay là Grand Hotel. Ở tầng trệt của Khách sạn Saigon Palace này là hiệu may COYA nổi tiếng.

leftcenterrightdel
 

Một đoạn đường Tự Do năm 1966. Dãy nhà trong hình nằm giữa Nguyễn Thiếp và Lê Lợi, gắn liền một khối với Phòng Thông Tin Đô Thành. Cổng mái vòm có đường hẻm xuyên qua tòa nhà để đi thông qua đại lộ Nguyễn Huệ. Bên trong là khu thương mại và có hàng quán. Ngày nay lối đi này vẫn còn với các hàng bán đồ lưu niệm cho du khách. Bên phải của hình có thể thấy có Tiệm đồng hồ Longines, là tiệm hàng hiệu độc nhất dành cho giới siêu giàu.

leftcenterrightdel
 

Đường Hồng Thập Tự năm 1968, đoạn giao với đường Công Lý (ngày nay là ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Đoạn kẽm gai là bờ tường của Dinh Độc Lập. Thời điểm này đang xảy ra biến cố Mậu Thân nên kẽm gai giăng khắp thành đô.

leftcenterrightdel
 

Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, ngày nay là trụ sở Quân Khu 7 đường Hoàng Văn Thụ

leftcenterrightdel
 

Nhà Quốc Tế (International House) ở số 71 Nguyễn Huệ, một câu lạc bộ của người Mỹ do đại sứ quán quản lý.

leftcenterrightdel
 

Vương Cung Thánh Đường, được người dân gọi là Nhà Thơ Đức Bà được chụp từ phía đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch)

leftcenterrightdel
 

Công viên Chi Lăng trên đường Tự Do năm 1965, đoạn gần Lê Thánh Tôn. Ngày nay công viên này đã bị Vincom chiếm dụng. Đây là công viên độc đáo, được xem là một vườn treo nằm ngay giữa trung tâm sầm uất nhất của đô thành, trên con dốc góc Tự Do – Lê Thánh Tôn (nay là Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn).

leftcenterrightdel
 

Góc ngã 3 đường Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp năm 1965. Hướng nhìn đâm ra công trường Mê Linh.

leftcenterrightdel
 

Góc ngã tư lâu đời nhất của Sài Gòn, giao giữa 2 đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi, xưa là Chaner và Bonard, 2 con đường xa hoa bậc nhất của Nam Kỳ. Ở giữa là hồ nước bùng binh Bồn Kèn, sau này gọi là Bùng Binh Cây Liễu. Phía bên kia là Thương Xá Tax nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ với dãy kiosque thương mại. Góc ảnh này thể hiện được Sài Gòn đẹp, phồn hoa nhưng cũng thật bình yên.

leftcenterrightdel
 

Ngã 4 Tự Do – Nguyễn Thiếp. Người chụp đang đứng ở đường Tự Do để chụp con đường Nguyễn Thiếp có chiều dài chỉ khoảng 90m, phía bên kia thông ra đại lộ Nguyễn Huệ. Con đường này thời Pháp mang tên là Carabelli. Từ năm 1955, chính quyền đổi lại thành tên Nguyễn Thiếp – một danh sĩ của nhà Tây Sơn. Tuy nhiên không hiểu sao từ sau năm 1975, con đường này lại tên là Nguyễn Thiệp.

leftcenterrightdel
 

Từ đại lộ Lê Lợi nhìn vào đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) hướng ra Bến Chương Dương. Phía trước là giao lộ Công Lý – Huỳnh Thúc Kháng. Bên trái giao lộ này ngay nay là tòa nhà Saigon Centre – trung tâm thương mại Takashimaya.

leftcenterrightdel
 

Dòng người đang qua đường trên đại lộ Nguyễn Huệ. Thật khó tin khi tấm hình này được chụp năm 1969, và trang phục của những “thanh niên” trong ảnh không khác gì hiện nay.

leftcenterrightdel
 

Giao lộ của 2 đại lộ lớn nhất Sài Gòn là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Tòa nhà màu trắng bên trái là REX Hotel.

leftcenterrightdel
 
Ngân hàng Pháp Hoa ở góc Hàm Nghi – Phủ Kiệt (nay là đường Hải Triều). Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, trở thành trụ sở của ngân hàng BIDV.
Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/tuyen-chon-25-tam-anh-dep-nhat-sai-gon-truoc-1975/