Đặc điểm của Long nhãn

Lê chi nô, á lệ chi hay long nhục, nhãn nhục..là những tên gọi khác của long nhãn

Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

Long nhãn là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn.

Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận). Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).

Cây nhãn cao 5-7m. Lá rườm ra, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươi luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác.

leftcenterrightdel
 Cây nhãn.

Ở Việt Nam, đâu cũng có, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên. Nhãn còn mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. Thu hoạch vào tháng 7-8.

Có nhiều loại nhãn: Nhãn trơ cùi rất mỏng, không chế được long nhãn. Nhãn nước cùi rất nhiều nước, chế được long nhãn, nhưng phẩm chất kém, chế tốn nhiều công (18-20kg nhãn tươi mới được 1kg long nhãn). Nhãn lồng (vì khi quả nhãn gần chín người ta thường dùng lồng tre hay nứa để giữ chim, dơi khỏi ăn) loại này cùi dày và mọng.

Đối với nhiều người, việc dùng long nhãn để tăng hương vị món ăn, chè, trà thảo dược... đã trở nên vô cùng quen thuộc. Không chỉ được ưa chuộng sử dụng trong đời sống hàng ngày, long nhãn còn chứa rất nhiều dưỡng chất và là một vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

leftcenterrightdel
 Long nhãn.

Theo y học

Ăn long nhãn có vị ngọt đậm, mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Sờ tay vào thấy không bị dính. Long nhãn mang tính ôn và ấm, tác dụng vào Tâm và Tỳ, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại dược liệu, tạo nên những bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như ngăn ngừa các bệnh về mắt, chống lão hoá, tăng cường hệ miễn dịch, chống suy nhược cơ thể,…

Thành phần hoá học: Vitamin Cvitamin A, Kali, Riboflavin ̣(vitamin B2), chất đồng, glucoza.

Tác dụng của Long nhãn

Kiểm soát huyết áp

Vitamin C giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, hạ huyết áp. Theo một số nghiên cứu cho thấy sử dụng vitamin C điều trị huyết áp cho chuột có chế độ ăn nhiều muối. Kết quả vitamin C làm giãn các mạch máu từ tim nên việc nạp muối làm tăng đáng kể huyết áp, nhưng đã bị suy giảm khi điều trị bằng vitamin C.

Hiện nay chất dinh dưỡng kali đang có mức tiêu thụ thấp, con người có xu hướng sử dụng natri gấp đôi lượng kali. Điều này dẫn đến sự mất cần bằng là lý do khiến nhiều người mắc bệnh cao huyết áp. Vì vậy, lượng kali trong long nhãn cũng góp phần kiểm soát huyết áp tốt.

leftcenterrightdel
Long nhãn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. 

Giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể

Bệnh lý đục thủy tinh thể có thể do thoái hóa ở tuổi già hay bẩm sinh, gây thị lực giảm. Ở người cao tuổi sự thiếu hụt riboflavin có thể tăng nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể.

Khoảng 80% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này là do nguyên nhân thiếu hụt riboflavin. Vậy nên bổ sung riboflavin từ long nhãn và các nguồn khác là điều cần thiết trong phòng ngữa bệnh đục thủy tinh thể liên quan tuổi tác, giảm nguy cơ các bệnh về mắt.

Chống lão hoá và làm đẹp da

Vitamin A chuyển hóa thành retinol có khả năng kích thích tạo tế bào mới, thiếu retinol da trở nên khô. Bổ sung vitamin A ngăn ngừa lão hóa sớm, bảo vệ da trước tác hại của ánh sáng mặt trời, giảm nếp nhăn, giúp da sáng và da đều màu hơn.

Vitamin C có khả năng tái tạo collagen, có khả năng chống lão hóa, dưỡng ẩm dưỡng trắng, phục hồi cấu trúc da từ bên trong và làm chậm lão hóa từ bên ngoài.

Ngăn ngừa loãng xương

Khả năng sản sinh collagen của vitamin C, là một chất dẻo dai một phần của cơ, sụn, xương và nhiều bộ phận khác. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương của con người.

Bài thuốc và các món ăn sử dụng Long nhãn

Chữa các chứng do tư lự quá độ, buồn bực không ngủ, hay quên

Bài quy tỳ: Long nhãn, táo nhân (sao), hoàng kỳ (chích), phục thần, mỗi vị 4g, mộc hương 6g, cam thảo (chích) 4g, gừng 3 lát, táo đỏ một quả. Sắc uống nóng.

Khắc phục chứng thiếu máu, chảy máu dưới da

Lạc (15g) để nguyên vỏ, đập dập và nấu chung với long nhãn (10g). Nêm thêm ít muối ăn mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc an thần, kiện tỳ, bổ máu từ long nhãn

Long nhãn (16g), gạo tẻ (100g), đại táo (15g), Nấu cháo ăn mỗi ngày một lần liên tục trong khoảng 3 tuần.

Chống suy nhược cơ thể

Long nhãn và sơn dược ( mỗi vị 20g ), ba ba (một con cỡ 300 – 400g ), Sơ chế ba ba sạch sẽ, cho vào tô ướp gia vị, thêm long nhãn, sơn dược vào hấp cách thủy ăn.

Lưu ý

Sử dụng long nhãn nên lưu ý những đối tượng phù hợp với tính chất của long nhãn. Bởi long nhãn chứa hàm lượng đường cao nên đặc biệt không phù hợp với người bị tiểu đườngthừa cân hoặc béo phì. Đặc biệt, đối với thai phụ 7 tháng đầu xuất hiện triệu chứng nóng trong, âm hỏa hư nên tránh ăn nhiều long nhãn có thể bị ra huyết, đau bụng, động thai.


Nguồn Thuonghieusanpham
Link bài gốc

https://thuonghieusanpham.vn/tac-dung-cua-long-nhan-doi-voi-suc-khoe-58683.html