Năm 2023, dự báo sản lượng gạo toàn cầu sẽ thiếu hụt nghiêm trọng do những điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Trước thông tin các nước cấm xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến nghị các doanh nghiệp Việt hạn chế bán gạo, tập trung mua hàng để đảm bảo lượng tồn kho và tránh rủi ro.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo từ quốc gia có nguồn cung lớn nhất thế giới là Ấn Độ vào ngày 20/7/2023 đã làm giá gạo toàn cầu tăng cao hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường lương thực toàn cầu, khiến giá cả biến động mạnh và tạo ra tác động lan tỏa tới nhiều nước sử dụng lượng gạo lớn như Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Thị trường lúa gạo Việt Nam đã có biến động mạnh kể từ sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được ban hàn

Việc giá gạo toàn cầu tăng đột ngột đã khiến các doanh nghiệp gạo Việt Nam rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng mới. Giá gạo trong nước cũng tăng cao, khiến giá lúa vượt 7.000 đồng/kg. Mức giá này khi đem xuất khẩu cần trên 600 USD/tấn để doanh nghiệp có lãi. Hiện tại, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức dưới 600 USD/tấn, tạo ra một tình trạng bất ổn và lo ngại rủi ro cho các doanh nghiệp.

Trước tình hình không rõ ràng về giá gạo trong tương lai, các doanh nghiệp gạo tại Việt Nam đang tập trung vào việc hợp đồng cũ đã ký kết trước đó và tập trung thu mua lúa theo cam kết với người nông dân.

Theo dự báo của VFA, năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến chỉ tương đương năm trước, khoảng 6,5 triệu tấn, thay vì vượt quá mức 7 triệu tấn như nhiều thông tin đồn đoán trước đó.

Trong bối cảnh thiếu hụt gạo toàn cầu và giá cả biến động mạnh, các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo, hạn chế bán và tập trung mua hàng để đảm bảo cung cấp và tránh rủi ro. Điều này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho người tiêu dùng.

Nguồn congthuong
Link bài gốc

https://congthuong.vn/cac-nuoc-cam-xuat-khau-gao-doanh-nghiep-viet-duoc-khuyen-nghi-han-che-ban-tang-mua-du-tru-264765.html