Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình. Tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…. 

leftcenterrightdel
 

Tên phố thời Pháp thuộc là rue de Chanvre nơi đặt hai dinh sở lớn là Dinh Kinh lược sứ Bắc Kỳ và Dinh công sứ Pháp

leftcenterrightdel
 

Phố Hàng Gai nguyên là đất phường Đông Hà (nửa phố phía Đông) và phố Cổ Vũ (nửa phố phía Tây), đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. Phố ngày nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG QUẠT – rue des Eventails Phố Hàng Quạt nguyên thuộc đất thôn Tố Tịch và thôn Thuận Mỹ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay là phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Phố gồm ba phố cũ rất nhỏ gộp lại: nửa phía đông là phố Hàng Quạt (cũ) và Hàng Đàn, nửa phía tây là phố Mã Vĩ. Sau 1945 đã chính thức hóa tên phố Hàng Quạt. Phố ngày nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

leftcenterrightdel
 

Đoạn đầu phố cũng gọi là Hàng Quạt, xưa có những cửa hàng vừa bán quạt do mình sản xuất và của cả những nơi khác chở đến nữa. Nghề làm quạt do một số người dân gốc làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt (tỉnh Hưng Yên) đem tới. Họ cư trú ở đây, làm quạt, lập đình thờ vị tổ nghề họ Đào. Đoạn giữa phố Hàng Quạt vốn có tên Hàng Đàn vì xưa kia nhiều nhà làm và bán các loại đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ… Hồi đó gần như không có cửa hàng lớn, mà chỉ có những gia đình thợ thủ công sống về nghề mộc. Sau khi Pháp sang Hà Nội, phố có tên là “rue des Eventails”. Từ đầu thế kỷ 20 chủ yếu các cửa hàng ở đây làm và bán những đồ gỗ chạm như long đình, kiệu bát cống, song loan… Sau nữa chuyển sang làm đồ gỗ thông thường như bàn, ghế, tủ, chạn… Phố HÀNG HÒM – rue des Caissea Nghe đến tên Hàng Hòm, nhiều người liên tưởng đến hòm đám ma. Nhưng thực chất, hòm ở đây là rương đựng đồ.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố Hàng Hòm nguyên là đất thôn Cổ Vũ Thượng, tổng Tiến Túc (sau là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. Phố ngày nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Khoảng giữa thế kỷ 19, một số người dân làng Hà Vĩ là một làng có nghề làm đồ gỗ sơn thuộc huyện Thường Tín ra đây mở cửa hiệu làm hòm, rương. Ban đầu làm những hòm sơn đen đựng quần áo, những tráp sơn đen đựng giấy tờ… Về sau mới làm những hòm gỗ kiểu mới như vẫn còn thấy hiện nay.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Sau này, thợ trên phố còn làm cả hàng từ tôn, kẽm tạo ra những sản phẩm gia dụng bền đẹp. Trong những năm gần đây, nhiều cửa hàng bán sản phẩm làm từ vật liệu mới là inox, phục vụ đời sống gia đình.

Người dân làng Hà Vĩ ra đây đã lập ra một ngôi đình, gọi là đình Hà Vĩ, ở số nhà 11, thờ ông tổ nghề sơn. Đó là ông Trần Lư, người làng Bình Vọng (Thường Tín), sinh năm 1470, đỗ tiến sĩ năm 1502 (theo sách “Toàn Việt thi lục” thì ông mất năm 1540). Trần Lư đã dạy nghề sơn cho dân làng Bình Vọng, và từ đây nghề này đã lan tỏa ra các làng quanh vùng Tên phố này thời Pháp thuộc là rue des Caissea.

leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG THIẾC – rue des Ferblanties Từ xưa, phố Hàng Thiếc nổi tiếng với nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, những sản phẩm nổi tiếng khi đó là lư hương, ấm pha trà, khay đựng… Đến những năm giữa thế kỷ 20, do nhu cầu về đồ thiếc không còn nhiều, người thợ chuyển sang làm đồ sắt tây. Những thùng đựng dầu hỏa do người Pháp mang sang là nguyên liệu chính để gò chậu giặt, gáo múc, thùng gánh nước… Bởi vậy người Pháp đặt tên phố là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây). Nhưng người dân Hà Nội vẫn quen gọi tên cũ là Hàng Thiếc.

leftcenterrightdel
 

Những năm 1930-1940 là thời hoàng kim của phố Hàng Thiếc. Bên cạnh nghề gia công kim loại còn có những cửa hàng làm gương, kính. Con phố nhỏ nhưng hoạt động buôn bán sản xuất luôn tấp nập. Hiện tại, do sự cạnh tranh của nhiều mặt hàng nhựa, người thợ ở đây cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, song phố vẫn bền bỉ sống với nghề.

leftcenterrightdel
 Góc Hàng Thiếc, Hàng Bồ

Ngày nay, phố Hàng Thiếc không như không còn căn nhà cũ nào. Phố HÀNG TRE – rue des Bambous Phố Hàng Tre nằm trên dải đất cát bồi ven sông Hồng khi chưa có con đê bao quanh. Nhà cửa thưa thớt, chủ yếu mặt phố được dùng làm bãi chứa gỗ, tre và xây xưởng cưa xe, dựng chuồng nhốt bò, ngựa kéo xe chở vật liệu xây dựng. Người Pháp sang đây thấy vậy nên cũng đặt tên là Rue des Bambous, nghĩa đen giống nghĩa tiếng Việt.

leftcenterrightdel
 

Phố nằm gần sông Hồng nên chuyên bán tre nứa, gỗ nên có tên Hàng Tre. Cuối thế kỉ 19, phố này từng có tên là Hàng Cau, vì đoạn đầu phố chuyên bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền bè từ các tỉnh về cho đến thời Pháp thuộc có những công trình lớn xây dựng trên phố Bờ Sông nên người buôn bán cau phải chuyển hoạt động về Hàng Bè.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG ĐIẾU – rue des Pipes Hàng Điếu thời trước có bán các loại điếu hút thuốc lào như điếu ống bịt bạc, bịt vàng, điếu bát, điếu cày… Đến đầu thế kỷ XX chỉ còn lại vài ba nhà bán điếu, lúc này các cửa hàng chủ yếu làm và bán đồ da. Cũng là đồ da nhưng Hàng Điếu khác với phố Hà Trung. Bên phố Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, túi đựng súng… bằng da Tây cứng, còn Hàng Điếu thì làm giày dép bằng da Ta, ban đầu là dép quai ngang, giầy da lộn… sau mới làm giày dép kiểu Âu bằng da Tây.

leftcenterrightdel
 

Thời Pháp thuộc, phố này có tên gọi rue des Pipes, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Điếu.

Phố HÀNG ĐỒNG – rue des Cuivre Thời xưa, phố Hàng đồng là một nơi duy nhất cung cấp mâm, soong, nồi, chảo được gia công bằng vật liệu đồng cho cả kinh thành Thăng Long. Từ những vật dụng thông thường đó, sau này những người thợ gò đã cải tiến, làm ra cả những mâm giả cổ, quả cầu, đĩa mỹ nghệ bằng đồng để dùng trang trí… Ngoài ra người dân ở đây còn kinh doanh những mặt hàng là đồng đúc như hạc, đỉnh, lư hương, bát hương, lọ hoa được thu mua lại từ các làng nghề Hè Nôm (Hưng Yên), Ngũ Xá (Hà Nội).

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG ĐẬU – rue des Graines Phố có tên là Hàng Đậu bởi xưa có bán nhiều loại đậu hạt. Đầu phố là cửa Ô Phúc Lâm, còn gọi là Ô Tiền Trung hay Ô Hàng Đậu. Xưa, phố này thuộc đất của thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc và thôn Nghĩa Lập, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Ngày nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố này vẫn gọi là phố Hàng Đậu (rue des Graines).

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Ngay đầu phố Hàng Đậu là tháp nước Hàng Đậu, nằm ở ngã sáu các phố Hàng Đậu – Hàng Than – Quán Thánh – Phan Đình Phùng – Hàng Cót – Hàng Giấy. Năm 1894, tháp nước được xây dựng bằng đá từ phế liệu phá thành Hà Nội. Tháp trông như một pháo đài gồm ba tầng, hình trụ tròn đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gôtích như lỗ châu mai. Trong tháp, những bức tường đá được xây cách đều như nan hoa của chiếc bánh xe, có cửa thông để đi vòng quanh. Trên những bức tường này là những bể chứa nước bằng tôn, gọi là chòi nước. Mỗi chòi có thể chứa được 1.250m3 nước. Nước từ đây đi thẳng vào thành, nơi quân đội thực dân Pháp đóng và phân phối nước về các khu phố khác. Tháp nước này bị bỏ không từ năm 1954.

Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/hinh-anh-100-nam-cua-ha-noi-36-pho-phuong-va-nguon-goc-ten-goi-cac-duong-pho-mang-ten-hang/