Cửa hiệu CHARRIERE & Cie có từ năm 1900, khi Felix Charriere, một Pháp Kiều sinh sống tại Hải Phòng cùng với hai đồng nghiệp là Poinsard và Veyret thành lập công ty mang tên CHARRIERE & Cie. Tới năm 1910 công ty đổi tên thành Poinsard et Veyret. Công ty này phát triển nhanh chóng tại Đông Dương và mở rộng sang cả vùng Vân Nam, Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm thép, đồ ngũ kim, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, nước khoáng, rượu vang, rượu mạnh và xuất khẩu các loại sản phẩm thuộc địa.

leftcenterrightdel
 Lúc này, những chiếc xe hơi đầu tiên đã đến Đông Dương, lưu thông trên phố Paul Bert

Thời gian sau đó, tòa nhà có chóp nhọn ngay góc đường thay biển hiệu, trở thành cơ sở chuyên bán xe hơi và xe đạp hiệu PEUGEOT của Charles Boillot.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Dưới đây là tấm ảnh từ “kho tư liệu hành tinh của Albert Khan”, chụp khoảng 1915. Bên dưới biển hiệu CHARRIERE & Cie đã bổ sung thêm tên công ty Poinsard et Veyret:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nhìn vào tấm ảnh phía trên, có thể thấy sau một thời gian dòng chữ thương hiệu Peugeot được chuyển lên trên vòm mái, nhường chỗ cho biển hiệu GARAGE BOILLOT. Ngay phía dưới biển hiệu có thể nhìn rõ con số 1900, năm xây dựng toà nhà, được khắc lớn và rõ nét. Việc thay đổi biển hiệu chính từ Garage Peugeot thành Garage Boillot cho thấy ở thời điểm đó công ty của Charles Boillot không chỉ phân phối sản phẩm mà còn bao thầu các dịch vụ hậu mãi và kinh doanh khác. Cha của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân từng có thời gian làm thợ điện ở garage này.

leftcenterrightdel
 Ảnh chụp năm 1945 cho thấy toà nhà này vẫn là garage bán xe Peugoet, nhưng biển hiệu chính đã được thay đổi
leftcenterrightdel
 Tấm ảnh chụp ngày 16/09/1945, cảnh người dân Hà Nội hưởng ửng Tuần Lễ Vàng ủng hộ cho ngân khố quốc gia. Dấu vết của Pháp được đục bỏ khỏi các tòa nhà, không còn tên trên các bảng hiệu

Ngày nay, ngang qua góc phố này có thể thấy toà nhà trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có thiết kế kiến trúc mặt trước khá giống với toà nhà bán xe Peugoet xưa nhưng thực chất đây là toà nhà mới được xây dựng sau này ngay tại vị trí cũ với lối kiến trúc cũ.

leftcenterrightdel
 

Nằm đối diện bên kia đường với tòa nhà bán xe Peugoet là tòa nhà IDEO (Imprimerie d’Extrême-Orient), được mệnh danh là toà nhà cao nhất Hà Nội vào thời điểm nó được xây dựng, với khối giữa 6 tầng, hai bên là hai khối nhà 5 tầng. Toà nhà được xây dựng lần đầu vào năm 1907 và xây sửa lại lần hai vào 1928.

leftcenterrightdel
 

Sau năm 1954, nhà in IDEO chuyển thành nhà in báo Nhân Dân. Đến tháng 9 năm 2003 chuyển thành Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace).

leftcenterrightdel
 

Bên cạnh toà nhà IDEO là cửa hàng bách hóa MAG CHAF (Magasins Chaffanjon), trước đó là trụ sở của nhà xuất bản Scneider.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Magasins Chaffanjon, sau này là hiệu sách Hà Nội

Tòa nhà Nhà xuất bản Scneider (sau đó là Magasins Chaffanjon) nằm ngay góc ngã 4 Paul Bert – Henri Riviere (nay là Tràng Tiền – Ngô Quyền), đối diện bên kia đường là khách sạn Hà Nội Hotel nằm ở góc ngã 3 đường Paul Bert và Dutreuil des Rhins (nay là đường Nguyễn Khắc Cần). Hà Nội Hotel là một trong những khách sạn lâu đời nhất Hà Nội.

leftcenterrightdel
 Dãy bên phải là Hà Nội Hotel. Cuối đường là Nhà Hát Lớn
leftcenterrightdel
 Hà Nội Hotel kéo dài từ Dutreuil des Rhins cho đến tận ngã từ Paul Bert – Henri Riviere (nay là Tràng Tiền – Ngô Quyền)

Một số hình ảnh được chụp từ Paul Bert – Henri Riviere (nay là Tràng Tiền – Ngô Quyền):

leftcenterrightdel
 Cây cột đèn nằm ngay chính giữa ngã 4, góc ảnh nhìn về phía khoảng đất Nhà Hát Lớn (lúc này chưa xây). Bên phải hình là Hà Nội Hotel, bên trái là Nhà xuất bản Schneider
leftcenterrightdel
 Cùng góc ảnh với hình trên, lúc này Nhà Hát Lớn đã được xây xong
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Bên trên là hình ảnh Hà Nội Hotel vào cuối thế kỷ 19 (khi Nhà Hát Lớn chưa được xây). Góc đường bên trên là Paul Bert – Henri Riviere (nay là Tràng Tiền – Ngô Quyền). Đến khoảng năm 1915, khối nhà Hà Nội Hotel ngay ngã 4 bị dỡ bỏ, thay vào đó là tòa nhà lớn hơn, vẫn còn đến ngày nay, đó là tòa nhà Ngân Hàng Pháp Hoa như hình bên dưới:

leftcenterrightdel
 Ngã 4 Paul Bert – Henri Riviere (nay là Tràng Tiền – Ngô Quyền) thập niên 1940. Bên phải là Ngân hàng Pháp Hoa, số 29 Paul Bert (nay là 31 Tràng Tiền). Bên trái là Mag Chaf đã nhắc tới ở trên
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Tòa nhà ngân hàng Pháp Hoa ngày nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn, thuộc về Bộ Công Thương
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/bo-suu-tap-anh-pho-trang-tien-xua-dau-an-kien-truc-phap-giua-trung-tam-ha-noi/