Trễ hơn tròn 20 năm, đường sắt nội thành ở Hà Nội được khánh thành năm 1901, nhưng khi đó sự tiến bộ trong công nghệ đã giúp tuyến đường sắt này có hệ thống các tàu điện hiện đại nhất thời bấy giờ, với các đầu xe được chạy bằng động cơ điện ngay từ lúc bắt đầu.

Một số hình ảnh khác của tàu điện ở Hà Nội:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Tàu điện sắp vô bến ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1974
leftcenterrightdel
 Tàu điện Hà Nội năm 1979
leftcenterrightdel
 Tàu điện trên phố Đinh Tiên Hoàng năm 1979

Một số hình ảnh thập niên 1980, đầu thập niên 1990:

leftcenterrightdel
Tàu điện Hà Nội năm 1980
leftcenterrightdel
 Tuyến xe điện số 2, trước Bưu điện Quán Thánh
leftcenterrightdel
 Xe điện năm 1985
leftcenterrightdel
 Xe điện trước chợ Đồng Xuân năm 1989
leftcenterrightdel
 Tàu điện trên phố Đồng Xuân, phía sau về bên phải ảnh là chợ Đồng Xuân với 5 gian đầu hồi nhà lồng chợ
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Những người sống ở Hà Nội thập niên 1970-1980, có lẽ vẫn còn nhớ một loại hình nghệ thuật độc đáo được diễn xướng trên các chuyến tàu điện và ga tàu điện của Hà Nội, vì thế nó có tên là xẩm tàu điện. Khi phương tiện giao thông này bị thay thế, loại hình nghệ thuật này đã lụi tàn.

leftcenterrightdel
 

Theo bài viết của tác giả Thanh Hà đăng trên giadinh.net.vn, thông thường nhóm xẩm tàu điện chỉ khoảng từ 2-3 người, trong đó mỗi người đều có thể vừa là nhạc công, vừa là người hát. Nhóm xẩm tàu điện thường có một đứa trẻ. Khi biểu diễn thường là do hai người lớn thực hiện, nhưng mỗi khi lên đến cao trào là có tiếng hát lanh lảnh của một em bé chen vào. Đặc trưng của xẩm là ở đâu cũng trở thành môi trường diễn xướng như bến sông, bãi chợ, sân đình và cả trong thính phòng. Vì thế, khi Pháp mở tuyến tàu điện đầu tiên, với lượng khách đông đúc, xẩm tàu điện ngay lập tức có được chỗ đứng. Sau này có rất nhiều người cũng hành nghề xẩm tàu điện.

leftcenterrightdel
 

Xẩm tàu điện có khá nhiều điểm khác so với xẩm truyền thống, trước hết là về trang phục. Trong khi “ông tổ” của nghề xẩm là xẩm chợ, hàng ngày phải mặc áo tơi, đội nón lá để “chiến đấu” với cảnh dầm mưa dãi nắng thì nghệ nhân xẩm tàu điện lại vô cùng “ăn diện”. Nam thì mặc quần áo nâu, mùa rét thì khoác bên ngoài tấm áo veston, đầu đội mũ cát (giống như mũ cối nhưng màu trắng) nhưng vẫn phải đeo kính đen để thể hiện sự “bơ đời”, tránh cái nhìn không thiện cảm về cái nghiệp “xướng ca vô loài” hè phố. Nữ thì mặc áo tối màu (nâu hoặc xám), có áo yếm sáng màu, váy lưng lửng đầu gối. Sở dĩ có sự khác biệt về trang phục như vậy là bởi môi trường diễn xướng của nó quá tân thời khác hẳn không gian diễn tấu của xẩm truyền thống.

leftcenterrightdel
 

Về đạo cụ thì xẩm tàu điện chỉ có nhị hồ với song loan. Còn xẩm chợ thì dùng rất nhiều các nhạc cụ như nhị, đàn bầu. Đặc biệt là gánh xẩm nào cũng phải có trống. Vì họ biểu diễn ở chợ rất ồn ào nên phải có nhiều đạo cụ thì mới thu hút được sự chú ý của mọi người. Chính vì có nhiều nhạc cụ như vậy nên một gánh xẩm truyền thống cũng có nhiều người hơn so với xẩm tàu điện. Thông thường, gánh xẩm chợ toàn là người trong đại gia đình, từ già đến trẻ. Về chủ đề của các bài xẩm cũng có sự khác nhau giữa xẩm tàu điện và xẩm chợ. Trong khi đối tượng diễn xướng của xẩm tàu điện đa phần là dân thị thành, nên những vấn đề được đề cập trong xẩm tàu điện cũng “cao cấp” hơn chứ không dân dã như xẩm ở làng quê, xẩm chợ. Chẳng hạn, ở nông thôn hay hát điệu “thập âm” trong những lễ mừng thọ để báo hiếu với bố mẹ, ông bà hay mỗi khi có người chết. Vì thế, những điệu xẩm cũng dài lê thê, có khi hát cả đêm không hết và giai điệu thì nghe rất buồn. Trong khi đó, Hà Nội là phố buôn bán tấp nập, người ta không có thời gian để nghe hàng tiếng đồng hồ, vì thế, các điệu xẩm cũng ngắn gọn hơn, tiết tấu nhanh hơn và rộn ràng hơn.

Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/tong-quan-ve-5-tuyen-tau-dien-o-ha-noi-truoc-thap-nien-1990-ky-uc-mot-thoi-leng-keng-xe-dien/