Vừa qua, Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia (ULIS) đã trao cho ISMART Education giấy chứng nhận thẩm định mô hình dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (mô hình iLINK).

Xuất phát thực trạng cả nước thiếu gần 6,000 giáo viên tiếng Anh cho Chương trình Giáo dục 2018 và nhu cầu dạy - học tiếng Anh cho mục tiêu hội nhập và phát triển kinh tế xã hội, iSMART đã xây dựng giải pháp “Dạy tiếng Anh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến” để giải quyết vấn đề phổ cập tiếng Anh cho 100% học sinh ở mọi vùng miền Tổ quốc.

leftcenterrightdel
Học sinh hào hứng với mô hình tiếng Anh trực tuyến kết hợp trực tiếp

Ông Bạch Ngọc Chiến - Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest cho biết, nhờ phát huy thế mạnh về công nghệ hiện đại, trong đó cốt lõi là bài giảng số, một giáo viên tại iSMART có thể kết nối trực tuyến với các giáo viên đồng giảng ở địa phương, trực tiếp dẫn dắt buổi học theo một kịch bản chi tiết cùng một lúc cho hàng trăm lớp học và hàng ngàn học sinh tham gia. 

Bài giảng số được cài đặt vào máy tính tại các lớp học ở địa phương. Giáo viên đồng giảng không nhất thiết phải biết Tiếng Anh, sẽ được tập huấn sử dụng phần mềm và quy trình vận hành một buổi học theo giáo án do iSMART cung cấp. Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn trực tuyến cho tất cả các lớp, đồng thời có thể tương tác bổ trợ với một lớp học cụ thể. Giáo viên đồng giảng có thể cho học sinh học lại bao nhiêu lần tùy thích bằng cách lặp lại quy trình học theo kịch bản đã có. Học sinh có thể ôn bài hoặc học lại khi truy cập vào kho tài nguyên số của chương trình.

Đây là dự án CSR (trách nhiệm xã hội) của, thực hiện tại một trong những địa bàn được coi là khó khăn nhất của cả nước về giáo dục, trong đó nổi lên vấn đề thiếu giáo viên môn tiếng Anh.

leftcenterrightdel
Học sinh chăm chú trong mỗi buổi học. 

Mô hình này đã được áp dụng thử nghiệm với hơn 9.000 học sinh khối 1 và 3 tại Mù Cang Chải (Yên Bái), Nam Trực (Nam Định) và Thái Thuỵ (Thái Bình). Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bày tỏ sự vui mừng khi gỡ được “nút thắt” thiếu giáo viên tiếng Anh để thực hiện hóa được chỉ đạo của BGD trong Chương trình GDPT 2018. Nhất là khi năm học 2022-2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 16 trường tiểu học với 9.235 học sinh nhưng hiện mới chỉ có đúng một giáo viên tiếng Anh.

Ông Khang nói: “Tôi cho rằng mô hình này rất hiệu quả và nếu được triển khai, duy trì thì không những Mù Cang Chải chúng tôi mà nhiều địa phương khác đang khó khăn về giáo viên tiếng Anh trước yêu cầu của chương trình GDPT 2018 cũng được hỗ trợ rất tốt”.

Bà Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường TH Nam Tiến, huyện Nam Trực, Nam Định cho biết: “Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn có mong muốn con cái được tiếp cận với tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuẩn, họ đã rất phấn khởi khi mô hình được triển khai. Sau này khi tiếp tục triển khai chương trình iSMART với mức học phí hợp lý, chắc chắn họ sẽ tiếp tục ủng hộ cho con em theo học”.

leftcenterrightdel
Trao chứng chỉ thẩm định dạy tiếng Anh theo mô hình trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Thế mạnh nhất của mô hình là ứng dụng được công nghệ để phổ cập được tiếng Anh. Học sinh sau chương trình có thể hình thành kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên khi được “nhúng” mình trong môi trường bản ngữ qua bài giảng số. Trước khi triển khai chương trình, cá nhân tôi chỉ hy vọng 20% số học sinh đạt kết quả khả quan sau kì khảo sát là thành công, nhưng thật sự rất xúc động với kết quả gần 60% học sinh tại Mù Cang Chải và 87% học sinh tại Nam Trực đã vượt qua bài khảo sát cuối kỳ vừa rồi, cá biệt có tới 45% học sinh ở Nam Trực đạt điểm giỏi”, ông Bạch Ngọc Chiến cho biết.

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, mấu chốt của mô hình là việc tối ưu hoá được nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là giáo viên đồng giảng tại địa phương, chủ yếu là các giáo viên chủ nhiệm tiểu học. TS Đỗ Minh Tuấn, Hiệu trưởng ULIS, trưởng nhóm chuyên gia thẩm định, chia sẻ: “Bài giảng số cũng có nhiều, phần mềm dạy trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams cũng sẵn, nhưng kết hợp những thứ có sẵn để ra được một mô hình hiệu quả thì lại không dễ. Ismart đã làm được điều mà trước đây chúng tôi nghĩ là hoang đường đó là tối ưu hoá được các nguồn lực tại địa phương bao gồm cả giáo viên và trang thiết bị để đưa vào một mô hình vận hành khá trơn tru”. 

Giấy chứng nhận này không phải là tấm séc khống mà nó đi kèm với báo cáo thẩm định dày 150 trang với các phân tích chi tiết các điểm hạn chế cần khắc phục cũng như các khuyến nghị của chuyên gia. Sau khi khắc phục các hạn chế và thực hiện các khuyến nghị của chuyên gia, tôi nghĩ mô hình này có thể nhân rộng được” - Hiệu trưởng ULIS Đỗ Tuấn Minh khẳng định.


Nguồn PhapluatPlus
Link bài gốc

https://www.phapluatplus.vn/giao-duc/thao-go-kho-khan-viec-thieu-giao-vien-tieng-anh-tai-mu-cang-chai-d194832.html