Cho đến ngày nay, nhiều người Việt vẫn hoài niệm về những cái Tết rộn ràng tiếng pháo, với xác pháo nhuộm đỏ sân nhà và cái mùi khét khét thân thuộc của thuốc pháo tràn ngập trong không khí mùa Xuân.

Từ hàng trăm năm trước, khi máy ảnh được người Pháp mang đến Đông Dương, các gia đình giàu có bắt đầu hình thành thói quen chụp ảnh gia đình ngày Tết.

leftcenterrightdel
 Chợ Đồng Xuân xưa
leftcenterrightdel
 Người xe chen chúc ra vào khu chợ chính
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Những bó lá giong lớn còn tươi nguyên được gói buộc cẩn thận bày bán khắp nơi trong chợ để mọi người mua về gói bánh
leftcenterrightdel
 Những sạp hoa đủ loại khoe sắc thắm
leftcenterrightdel
 Những cành đào lớn được vác đi bán rê trong chợ
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Ngày Tết ở Hà Nội nói riêng và ở vùng phía Bắc nói chung, không thể thiếu hoa đào, cũng giống như ở miền Nam không thể thiếu một nhành mai. Hoa đào không chỉ là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc mà còn mang ý nghĩa về sự tươi mới, sinh sôi nảy nở báo hiệu một năm may mắn, tài lộc thịnh vượng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Năm 1936, nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết một bài thơ nổi tiếng về nghề “viết chữ, câu đối” của những ông đồ trong mỗi dịp Tết với những câu thơ vô cùng xúc động: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Ngay từ thời điểm bài thơ ra đời, nghề “ông đồ” với những câu đối đỏ đã trở thành ký ức vàng son trong tâm tưởng của những người hoài cổ. Bởi thời điểm này, chữ nho hầu như đã mất chỗ đứng, không còn được trọng dụng; hệ thống thi cử cũ cũng bị bãi bỏ. Những câu đối đỏ bằng chữ nho đã không còn được ưa chuộng. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Nhưng ở thập niên 1920, thầy đồ vẫn còn rất được trọng dụng. Và ngày Tết nhất định không thể thiếu những câu đối đỏ chữ Hán mực Tàu treo trong nhà. Có thể nói đây là những hình ảnh cuối cùng của thời cực thịnh của ông đồ.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Tết nhất cũng là dịp “ăn nên làm ra” của những sạp hàng vàng mã. Thứ vật phẩm tâm linh không thể thiếu trong văn hóa cúng bái của người Việt từ xưa tới nay.

leftcenterrightdel
 

Có thể thấy, ngay từ thập niên 1920, những vật phẩm vàng mã đã rất phong phú, đa dạng.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Văn hóa Tết của người Việt, ngoài phần Lễ nhất mực quan trọng còn có phần Hội vô cùng phong phú, thể hiện qua các trò chơi dân gian, những lễ hội chỉ xuất hiện duy nhất trong những ngày đầu năm.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Người dân háo hức tham gia và cổ vũ trong các trò chơi của lễ hội

Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/100-anh-hiem-ve-tet-o-ha-noi-100-nam-truoc-va-tap-quan-ngay-tet-cua-nguoi-ha-noi-xua/