Hải Dương
Cập nhật lúc, Thứ ba, 08/10/2024
Những biểu tượng của Thủ đô vẹn nguyên sau trăm năm
Nhiều di tích lịch sử, kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô được giữ gần như nguyên trạng sau trăm năm sử dụng, trong đó có công trình của người Pháp.
Hồ Gươm rộng 12 hecta được ví như trái tim của Thủ đô, bao quanh là cụm công trình, di tích lịch sử lâu đời như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn.
Với mục tiêu biến Hà Nội thành một thành thị kiểu châu Âu, vào cuối thế kỷ 19 đầu 20 người Pháp đã quy hoạch, xây dựng nhiều công trình kiến trúc. Đại lộ bao quanh Hồ Gươm có tòa thị chính, bưu điện, điện lực, sở cẩm… Vòng ngoài xa hơn là ngân hàng, nhà thờ, nhà hát lớn, trường đại học, tòa án, nhà tù.
Thủ đô ngày nay mở rộng, phố phường thay đổi với nhiều công trình kiến trúc hiện đại, song hình hài khu vực Hồ Gươm gần như nguyên vẹn.
Nhà thờ Lớn được xây dựng từ năm 1884 trên nền đất từng là chùa Báo Thiên. Công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc trung cổ châu Âu, trên nguyên mẫu nhà thờ Đức Bà Paris. Nhà thờ Lớn hiện là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân công giáo, thu hút khách du lịch.

Bấm để lật ảnh sau/trước
Trung tâm thương mại Tràng Tiền nằm ở ngã tư Hàng Khay - Hàng Bài - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng. Công trình thời Pháp thuộc có tên là nhà Godard, tập trung bán nhiều mặt hàng thương mại từ các nơi trên thế giới để phục vụ giới viên chức. Những năm 1960, nơi này từng là cửa hàng bách hóa lớn nhất miền Bắc.
Nhà hát Lớn ở số 1 Tràng Tiền, cách trung tâm Hồ Gươm gần một km. Công trình lấy nguyên mẫu từ Nhà hát nhạc kịch Paris (Pháp), được xây dựng trong 10 năm từ 1901 đến 1911 nhằm phục vụ nhu cầu giới chức Pháp thời ấy. Nhà hát nằm trước quảng trường Cách mạng tháng Tám, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của đất nước. Ngày nay nhà hát vẫn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giải trí quan trọng của Thủ đô.
Bốt Hàng Trống - một trong hai sở cẩm lớn nhất thành phố thời Pháp thuộc, nơi lực lượng trị an làm việc và giam giữ người. Công trình nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm nằm ngay ngã tư Lê Thái Tổ giao Tràng Thi.
Tháp nước Hàng Đậu - công trình cấp nước đầu tiên của Hà Nội được xây dựng năm 1894 trên phố Quán Thánh. Tháp nước cao 25 m, đường kính 19 m, dung tích 1.250 m3, cấp nước sinh hoạt cho quan chức, binh lính Pháp và người dân trung tâm Hà Nội.
Đối diện tháp nước là bốt Hàng Đậu, nay là trụ sở Công an phường Đồng Xuân. Trong lòng tháp, những đường ống dẫn nước còn vẹn nguyên. Công trình đóng cửa nhiều năm, tới tháng 11/2023 được cải tạo thành không gian nghệ thuật để du khách tham quan
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khởi đầu là Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương, thành lập năm 1875 để phát hành giấy bạc, tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á.
Từ ngày 10/10/1954 đến nay, trụ sở được sử dụng làm cơ quan đầu não của ngành ngân hàng. Nằm ở vị trí giao nhau của 5 phố lớn, những năm 1970-1980, mặt tiền sảnh chính còn được gọi là "quảng trường ngân hàng" chuyên thực hiện nghi lễ đón tiếp nguyên thủ nước ngoài đến thăm.
Ô Quan Chưởng gần 300 năm tuổi nằm trên con phố cùng tên, gần cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng. Cửa ô xây dựng thời Nguyễn, theo lối tam quan, trên cổng có vọng lâu để quan sát, canh gác an ninh cho khu phố bên trong.
Cột cờ Hà Nội xây dựng năm 1805 hoàn thành năm 1812 dưới triều Nguyễn. Công trình cao 33 m, có vọng lâu quan sát và nơi để treo cờ. Từ nơi này có thể ngắm trọn hoàng thành Thăng Long và nhiều di tích lịch sử khác của Thủ đô. Chiều 10/10/1954, buổi chào cờ đầu tiên ngay sau ngày Thủ đô giải phóng được diễn ra trên sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long.
Cột cờ Hà Nội hiện nằm trọn trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1989.
Nhà ga trung tâm khánh thành năm 1902, trước đây có tên Hàng Cỏ, là nơi xuất phát của tuyến đường sắt lên phía Bắc và vào miền Nam. Cuối năm 1972, tòa nhà ba tầng với điểm nhấn là chiếc đồng hồ ở mặt chính bị bom Mỹ đánh sập trong trận tập kích bằng B-52.
Sau ngày thống nhất, nhà ga đổi tên và xây dựng đại sảnh theo kiến trúc mới. Ngày 31/12/1976, hai đoàn tàu xuất phát cùng thời điểm từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.726 km.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất nước thời phong kiến. Thời Pháp thuộc, công trình từng bị chính quyền thuộc địa dùng cho nhiều mục đích như bệnh xá trong đợt dịch hạch đầu năm 1903, theo sách Hà Nội thời cận đại.
Năm 2012, toàn bộ công trình được Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nay vẫn là nơi gắn liền nhiều sự kiện văn hóa, giáo dục, địa điểm vinh danh thủ khoa tốt nghiệp thường niên của TP Hà Nội và hút khách tham quan. Năm 2023, di tích đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó gần 500.000 học sinh.
Hoàng thành Thăng Long, công trình kiến trúc của Hà Nội có niên đại hơn 1.000 năm, bắt đầu từ thời Đinh - Tiền Lê và kế thừa qua nhiều triều đại. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích quý như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên... thể hiện các giai đoạn lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 2010, đã được nhiều lần tu bổ, hiện là điểm tham quan ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ngoài các công trình trên, Hà Nội còn một số biểu tượng như cầu Long Biên xây từ thời Pháp, nhưng hiện đã xuống cấp, phải hạn chế phương tiện lưu thông.
Nguồn vnexpressLink bài gốchttps://vnexpress.net/nhung-bieu-tuong-cua-thu-do-ven-nguyen-sau-tram-nam-4800308.html

Trần Huy
18:47 08/04/2025
Sáng ngày 7/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại nhà Văn hoá xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, UBND tỉnh Lai Châu long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội “Then Kin Pang” năm 2025. Xem thêm

Hải Dương
17:06 05/04/2025
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (03, 04/4/1965 - 03, 04/4/2025) tại Trung tâm hội nghị TP Thanh Hóa. Xem thêm

Hải Dương
19:36 02/04/2025
Huấn luyện nhảy dù là một trong những nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công, góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không và trên mặt đất của Quân chủng Phòng không - Không quân. Xem thêm

Việt Hùng
19:10 02/04/2025
Công trường đê sông Mã (Thanh Hóa), nơi 64 người đã anh dũng hy sinh vào năm 1972, lịch sử hào hùng nơi đây đã hóa thành tượng đài, trường tồn với thời gian. Xem thêm

dinhdung
09:08 01/04/2025
Khi những tia nắng bình minh đầu tiên vừa hé rạng trên đường chân trời, xé tan màn sương sớm còn giăng mắc, thao trường của một đơn vị không (Không) quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã rộn rã tiếng động cơ. Những "cánh én bạc" Mi17, Mi18, Yak-130, Su-30MK2... dần được kéo ra khỏi hầm chứa, sẵn sàng cho một ngày huấn luyện mới. Xem thêm

Bảo Bình
19:12 31/03/2025
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm quay sang chống phá Hiệp định, phá hoại tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Chúng đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh, thẳng tay tiến hành các chiến dịch đàn áp, khủng bố những người kháng chiến, người dân yêu nước và các lực lượng đối lập. Âm mưu xây dựng chế độ thống trị bằng bạo lực và máy chém, hòng chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Xem thêm

Minh Tuyên
19:08 31/03/2025
Trong hai ngày 30- 31/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, TP Huế. Xem thêm

Đình Khang
14:54 30/03/2025
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) đang tổ chức xin ý kiến bản quyền tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Xem thêm

Hải Dương
19:00 27/03/2025
Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả. Xem thêm

Minh Tuyên
18:58 27/03/2025
'Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc' là chủ đề của Chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu năm 2025. Xem thêm

Trần Huy
16:49 25/03/2025
Lễ hội Cầu Ngư tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc hàng năm, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia. Lễ hội năm nay diễn ra trong ba ngày, từ 21/3 đến 23/3/2025 (tức ngày 22/2 đến 24/2 âm lịch), mang theo niềm tin và ước vọng của ngư dân vùng biển Diêm Phố. Xem thêm

Pháp luật - Cộng đồng
16:35 25/03/2025
Lần đầu tại Việt Nam, hơn 20 tác phẩm gốc của vua Hàm Nghi quy tụ từ các bộ sưu tập tư nhân được trưng bày trong không gian triển lãm tại điện Kiến Trung - một cung điện đặc biệt thuộc di tích Hoàng thành Huế. Xem thêm

Hải Dương
20:10 21/03/2025
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Xem thêm

Lê Tuấn
19:19 19/03/2025
Tối 14/3, Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ 8 chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ với chủ đề “Điện Biên – Sắc ban bừng sáng”. Đây là sự kiện văn hóa – du lịch tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, thu hút sự tham dự của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, đại biểu từ nhiều tỉnh, thành trong nước cùng bạn bè quốc tế và đông đảo nhân dân, du khách.
Xem thêm

Ngô Huy
19:01 19/03/2025
Vào mùa du lịch tháng 4-5, Phong Nha (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thành điểm đến tiết kiệm nhất trong khu vực châu Á, theo Agoda. Xem thêm