Vào sáng mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hằng năm tại sân đình làng Thị Cấm (nay thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) luôn rộn rã tiếng cười nói, cổ vũ khi người dân tấp nập đổ về tham gia  hội thi “thổi lửa nấu cơm” độc đáo – một nét đẹp di sản văn hóa phi vật thể đã được Nhà nước ghi nhận từ năm 2021.

leftcenterrightdel
Cuộc thi thu hút rất đông người dân đến xem, cổ vũ các đội thi đấu 

Theo truyền thuyết, hồi thời vua Hùng thứ 18 đất nước lâm nguy, khi kẻ ngoại xâm tràn về, vị tướng Phan Tây Nhạc được vua giao trọng trách thống lĩnh quân binh đi đánh giặc. Việc hành quân gấp gáp, nếu binh sĩ không được ăn đúng bữa thì khó có sức đánh giặc, Ông đã sáng tạo ra hình thức thi nấu cơm với phần thưởng hấp dẫn ngay trong quân ngũ, giúp củng cố hậu cần và nâng cao tinh thần chiến đấu. 

Sau chiến công vang dội, tướng quân Phan Tây Nhạc cùng phu nhân Hoa Dung về an cư tại mảnh đất Thị Cấm, truyền dạy dân làng những nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải – từ đó, vị tướng được nhân dân thờ cúng thành Thành Hoàng của làng.

Mỗi đầu xuân, nhớ về công ơn oai hùng ấy, người dân Thị Cấm lại háo hức tổ chức hội thi nấu cơm. Nổi bật trong chương trình chính là cuộc thi “thổi lửa” – tái hiện lại khung cảnh xưa cũ, nơi mà tài năng và khéo léo của những người dân được thử thách. 

leftcenterrightdel
 Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng) đúng 11 giờ, phần thi đầu tiên kéo lửa được khởi động. Tất cả những người dự thi đều chít khăn xanh, đỏ, vàng, tím và thắt lưng cùng màu.

Luật thi rất đơn giản theo nghi lễ cổ xưa, sẽ có 4 đội thổi cơm thi, mỗi đội gồm 10 người cùng tranh tài. Ở phần thi kéo lửa, mỗi đội cử ra 4 nam thanh niên tham gia, đội nào khởi đầu có khói và lửa sớm hơn sẽ giành chiến thắng ở phần thi này.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi cho lửa bùng lên, dùng mồi lửa này để thổi cơm. Trong tiếng trống thùng thùng cổ vũ, khi các đội bắt đầu nhóm lửa thành công, cả sân đình Thị Cấm vang dội tiếng hò reo cổ vũ

Cuộc thi có 3 phần chính: Kéo lửa, chạy lấy nước và thổi cơm. Trong lúc đó, mỗi đội còn cử người cầm bình đồng chạy nhanh về bờ sông Nhuệ lấy nước, để cùng lúc tham gia phần nấu cơm. Những thành viên còn lại có nhiệm vụ đun sôi nồi nước, cho gạo vào nồi nấu cơm, tất cả chỉ diễn ra trong vòng 30 phút từ phần thổi lửa đến khi dâng cơm.

leftcenterrightdel
 Công đoạn giã gạo, sàng gạo của các đội thi
leftcenterrightdel
 Công đoạn nấu cơm điều chỉnh lửa cho cơm chín đều
leftcenterrightdel
 

Để kéo dài thời gian cho cơm được chín đều, các đội sẽ tạo nên những đống tro giống nhau và vùi nồi cơm vào bất kỳ một đống than nào. Đại diện ban giám khảo là các cụ cao niên trong làng sẽ đi chọc từng đống rơm để tìm các nồi cơm.

Sau khi xác nhận các nồi cơm đã chín, ban giám khảo mang cốc cơm xới ra dâng lên Thành Hoàng làng, như lời tri ân công ơn của vị tướng Phan Tây Nhạc.

leftcenterrightdel
 Khung cảnh hào hứng chăm chú của khán giả khi 4 đội tranh tài sôi nổi
leftcenterrightdel
 4 nồi cơm sau khi tìm thấy được các bô lão kiểm tra chất lượng trước khi dâng cúng Thành hoàng
leftcenterrightdel
 Khi nồi cơm của đội giành giải nhất được công bố, người dân vội vã lao tới, tranh nhau bốc một nắm cơm may đầu xuân, đánh dấu khởi đầu của một năm mới đầy hy vọng và hứng khởi.
leftcenterrightdel
 Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi

Hội thi nấu cơm tại làng Thị Cấm không chỉ là dịp sum họp, giao lưu của người dân mà còn là minh chứng sống động cho trí tuệ, sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết của dân tộc, lưu giữ những giá trị dân gian và truyền thống quý báu của dân tộc qua bao thế hệ.

Nguồn nguonluc
Link bài gốc

https://nguonluc.com.vn/hoi-thi-thoi-lua-nau-com-hon-huong-lich-su-lang-thi-cam-a19043.html