Chiều 3/4, thăm, động viên và hỗ trợ các công nhân bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, đoàn công tác của Bộ Công Thương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ với những tổn thương các công nhân và gia đình có công nhân tử vong đã phải chịu đựng.

Bộ Công Thương thăm hỏi nạn nhân vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh và đề xuất xử lý sự cố
Ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (áo trắng) cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tới động viên, chia sẻ cùng công ty và các công nhân bị ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Tại đây, đoàn đã ân cần hỏi thăm, động viên các công nhân bị thương và đề nghị ngành y tế, các đơn vị liên quan đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần tốt nhất để các công nhân yên tâm điều trị, chăm sóc sức khỏe sau sự cố.

Ông Phạm Nguyên Hùng cũng yêu cầu Công ty Than Thống Nhất – TKV thực hiện tốt việc ổn định tinh thần cho người lao động, không để ảnh hường đến sản xuất của đơn vị, phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” kiên cường của người thợ mỏ, vượt qua mọi khó khăn để lao động, sản xuất than phục vụ quê hương, đất nước.

Bộ Công Thương thăm hỏi nạn nhân vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh
Cục trưởng Phạm Nguyên Hùng động viên, chia sẻ cùng công ty và các công nhân bị ảnh hưởng tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Theo báo cáo nhanh của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương, sự cố tai nạn xảy ra tại mỏ Lộ Trí, Công ty Than Thống nhất –TKV. Hậu quả làm tử vong 4 công nhân, bị thương 7 công nhân. Hiện đã đưa 4 người về quê lo hậu sự, 7 người vào bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe đã ổn định.

Nguyên nhân sơ bộ được xã định là cháy khí mê tan (CH4) tạo ra khí cực độc CO (đi ô xít các bon) và gây chết người.

Bộ Công Thương thăm hỏi nạn nhân vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh và đề xuất xử lý sự cố
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy và Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Phạm Nguyên Hùng đang chỉ đạo các biện pháp cấp bách để đưa khu mỏ về trạng thái an toàn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất than.

Bước đầu kiểm tra, trong hầm đã lắp đặt thiết bị đo tự động để quan trắc khí mê tan. Ngoài ra, trước khi giao và nhận ca đều đo bằng thủ công trước khi quyết định đưa công nhân vào gương lò. Vào lúc khoảng 21h20 có ghi nhận tự động khí mê tan tăng cao bất thường lên mức 2,6%, trong khi điều kiện bình thường để đưa người vào gương lò làm việc là dưới 1%. Tuy nhiên, khoảng 2 tiếng trước khi sự cố thì hàm lượng khí mê tan ở mức bình thường thấp khoảng 0,2% nên quản đốc đã cho người vào làm việc.

Khí mê tan thường chứa trong vỉa than và đới tiếp xúc giữa đá và than. Trong trường hợp này gương lò đã đào vỉa than nên có thể khí mê tan tăng cao bục ra trong vỉa than. Ca 3 chưa nổ mìn và chưa tác động cơ học vào vỉa than, vậy nguyên nhân bục khí tăng cao có thể do giải phóng ứng suất sau khi đào từ ca trước.

Bộ Công Thương thăm hỏi nạn nhân vụ tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh
Ông Phạm Nguyên Hùng nêu ý kiến đề xuất các phương án, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài về an toàn tại buổi làm việc nhanh giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan.

Tại buổi làm việc tại hiện trường, Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đề nghị TKV và Công ty Than Thống Nhất – TKV rà soát lại toàn bộ quy trình an toàn và chấp hành, tuân thủ kỹ thuật an toàn; đưa quy định về kỹ thuật an toàn vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Bên cạnh đó, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương và Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung các Quy chuẩn về kỹ thuật an toàn.

Nguồn VnExpress
Link bài gốc

https://congthuong.vn/bo-cong-thuong-tham-hoi-nan-nhan-vu-tai-nan-ham-lo-tai-quang-ninh-va-de-xuat-xu-ly-su-co-312658.html