Như đã thông tin, gần 4 tháng sau khi HSĐXTC (hồ sơ đề xuất tài chính) được mở, thay vì phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thì BSR ban hành quyết định… hủy thầu đầy khó hiểu.
Gói thầu bị hủy là Gói thầu “Mua bảo hiểm nhân thọ cho CBCNV”, có giá dự toán là 540.950.000.000 đồng
Chuyển đơn đến C03 Bộ Công an
Ngày 9/11/2023, Bộ Tài chính có Văn bản số 12229/BTC-QLBH chuyển đơn đến Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an).
|
|
Văn bản chuyển đơn của Bộ Tài chính |
Trước đó, Bộ Tài chính nhận được văn bản của một đại lý bảo hiểm đề nghị điều tra 2 nhóm nội dung.
Thứ nhất, đề nghị điều tra dấu hiệu hành vi trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, và tham ô tài sản/nhận hối lộ,… của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam, thanh tra, kiểm toán và các cơ quan chức năng.
Thứ hai, đề nghị xem xét đơn tố cáo vi phạm đấu thầu, hủy thầu trái quy định, dấu hiệu câu kết với ngân hàng để rửa tiền, chiếm đoạt tài sản người lao động đã gửi C03 theo Công văn số 1507/ĐLBHHG ngày 15/7/2023 và Công văn số 2805/ĐLBHHG ngày 28/5/2023.
Căn cứ nội dung đơn và các quy định của pháp luật, Bộ Tài chính chuyển đơn đến C03 để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả đến Bộ Tài chính.
BSR hủy thầu trái luật?
Khoảng 4 tháng sau khi mở E-HSĐXTC, thay vì phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thì ngày 30/6/2023, ông Phạm Minh Nghĩa, Phó Tổng giám đốc BSR ký Quyết định số 3671/QĐ-BSR phê duyệt… hủy gói thầu này.
Lý do của việc hủy thầu, là “Thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa”, căn cứ Khoản 2 Điều 28 Chương 5, Quy chế mua sắm hàng hóa và dịch vụ của BSR được ban hành tại Quyết định số 4730/QĐ-BSR ngày 9/12/2020.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc hủy thầu này có dấu hiệu của sự trái luật, với hai dấu hiệu sau.
Theo đó, lý do của việc hủy thầu, là: “Thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa”, căn cứ Khoản 2 Điều 28 Chương 5, Quy chế mua sắm hàng hóa và dịch vụ của BSR được ban hành tại Quyết định số 4730/QĐ-BSR ngày 9/12/2020.
Không rõ Quyết định số 4730/QĐ-BSR ngày 9/12/2020 có quy định, quy định như thế nào về “mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa”. Nhưng dựa vào các văn bản để BSR căn cứ và đi đến quyết định hủy thầu tại Quyết định số 3671/QĐ-BSR, thì không có văn bản nào thể hiện sự “Thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa”, để hủy thầu với lý do này cả.
Hơn nữa, cùng với Quyết định số 4730/QĐ-BSR ngày 9/12/2020, thì Nghị quyết số 4555/NQ-BSR ngày 7/12/2022 của Hội đồng Quản trị về việc chấp thuận chủ trương mua bảo hiểm nhân thọ cho CBCNV, là cơ sở pháp lý để BSR căn cứ vào để thực hiện các thủ tục đấu thầu, bao gồm cả việc hủy thầu.
Tuy nhiên, quyết định hủy thầu của BSR cũng không có dựa vào bất kỳ văn bản nào thể hiện sự “thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa”, để hủy thầu với lý do này.
“Nếu hủy thầu với lý do “thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa” thì cần phải có quyết định về sự thay đổi này, từ đó mới có cơ sở để căn cứ vào và ban hành quyết định hủy thầu. Nên việc hủy thầu với lí do “thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa” mà chưa có quyết định liên quan đến việc “thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm hàng hóa" trước đó là trái luật.
Với trường hợp hủy thầu trên của BSR, cần có một nghị quyết của Hội đồng Quản trị BSR thể hiện sự thay đổi mục tiêu, phạm vi mua sắm so với Nghị quyết số 4555/NQ-BSR ngày 7/12/2022 trước khi có quyết định hủy thầu, thì mới phù hợp các quy định của pháp luật”, luật sư Nguyễn Văn Lập, Đoàn Luật sư TP HCM nhận định.
Luật sư Lập cho biết, Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về 4 trường hợp hủy thầu, trong đó có trường hợp thứ 2 là “Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.
Cũng theo luật sư Lập, Điều 75 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan, nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra các hậu quả pháp lý liên quan.