leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Trạm thu phí là gì?

Căn cứ quy định tại Thông tư 45/2021/TT-BGTVT thì trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Tiêu chí thành lập trạm thu phí đường bộ:

- Phải đặt trong phạm vi của dự án (không áp dụng với phương thức thu phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT).

- Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Thực hiện hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và sử dụng công nghệ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tiên tiến, hiện đại; trường hợp áp dụng hình thức khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Trường hợp trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đối tác công tư phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

- Công khai vị trí trạm thu phí trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi đặt trạm thu phí kể từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này.

Nguyên tắc hoạt động trạm thu phí đường bộ: Hoạt động trạm thu phí đường bộ phải được công khai, minh bạch; bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, chỉ cung cấp thông tin khi có sự đồng ý của người sử dụng hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trốn trạm thu phí có bị phạt không?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện trốn tránh, không trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi phương tiện tham gia giao thông qua các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

leftcenterrightdel
 Xe ô tô con cố tình núp sau xe tải dẫn đến tai nạn ngay tại trạm thu phí. Ảnh: Quang Thanh

Đi vào làn thu phí tự động nhưng không dán thẻ thu phí tự động bị phạt bao nhiêu?

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bới Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

- Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

- Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2021);

- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

- Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

- Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

- Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;

- Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Như vậy: người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (mức trung bình là 2,5 triệu đồng).

Ngoài ra, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Nguồn baoquocte
Link bài gốc

https://baoquocte.vn/tron-tram-thu-phi-co-bi-phat-khong-239561.html