Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Thẩm mỹ viện Quốc tế IC có hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
|
|
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Thẩm mỹ viện Quốc tế IC có hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. |
Với vi phạm này, Thẩm mỹ viện Quốc tế IC bị xử phạt 70 triệu đồng và buộc phải tháo gỡ, xoá quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Theo quảng cáo trên Fanpage Facebook có tên Thẩm Mỹ Viện Quốc Tế IC - Nâng Ngực Không Phẫu Thuật khẳng định “Hệ thống Thẩm Mỹ Viện Quốc Tế IC - Thiên Đường Làm Đẹp Chuẩn Quốc Tế Nơi Kiến Tạo Vòng 1 Hoàn Hảo”. nâng mũi…
Theo quảng cáo, Chỉ sau 1 liệu trình giảm béo Cooltech Difind 6D kết hợp cỗ máy Le_Shape tại Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế IC. Cooltech Difind 6D - Công nghệ giảm mỡ không xâm lấn, được FDA Hoa Kỳ chứng nhận. Đánh bay mọi loại mỡ: mỡ dưới da, mỡ nội tạng, mỡ lâu năm,…Giảm mỡ triệt để, hạn chế tình trạng hồi mỡ, tái béo trở lại Hỗ trợ phục hồi, trẻ hóa da, mang lại làn da khỏe mạnh. “Giảm béo Cooltech Difind 6D Nhẹ nhàng - Không đau - Không cần phẫu thuật”.
Được biết, Công ty TNHH IC International địa chỉ 54 Khai Trí, phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM, người đại diện pháp luật là ông Lê Ngô Tuấn Khanh.
Liên quan đến vấn đề quảng cáo “chui” tại các spa, phòng khám, ngày 29/11, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp với các Sở Ngành về nội dung tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người dân trên địa bàn TP.
|
|
Các dịch vụ được giới thiệu trên Fanpage này chủ yếu là giảm mỡ, “độ” vòng 1, vòng 3, nâng mũi… |
Theo Sở Y tế, thời gian gần đây, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận một số khó khăn, thách thức trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng có thực hiện hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế. Các đối tượng thực hiện hành vi quảng cáo trong lĩnh vực y tế có xu hướng lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi quảng cáo như: Tạo lập các website, tài khoản, trang hội, nhóm trên các nền tảng mạng xã hội (như: Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube,...) để thực hiện hành vi quảng cáo, giới thiệu việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, mua bán các sản phẩm thuốc, thiết bị y tế,...
Đáng chú ý, một số cá nhân đăng tải các clip dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong khám bệnh, chữa bệnh, tuy nhiên thông qua nội dung chia sẻ lại thực hiện việc quảng cáo cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; mạo danh y bác sĩ để thực hiện quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đăng tải nội dung, hình ảnh có tính thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Sử dụng hình ảnh, đánh giá (rieview) của những người có tầm ảnh hưởng trên mạng, nghệ sĩ nổi tiếng hoặc đăng thông tin quảng cáo trên các trang báo chí để thu hút và tạo niềm tin cho người dân.
Tại cuộc họp, các Sở, ngành đã trao đổi, thống nhất các giải pháp giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP.