Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, dựa trên báo cáo từ hãng Kobayashi, đã có tổng cộng 1.224 người cần khám sức khỏe tính đến ngày 7/4 và nhà sản xuất này đã nhận được khoảng 53.000 truy vấn của khách hàng. Trong các cuộc chất vấn tại trụ sở của Kobayashi ở thành phố Osaka vào ngày 6/4, nhiều trao đổi đã được đưa ra liên quan khoảng thời gian 2 tháng từ khi nhà sản xuất nhận biết về các vấn đề với sức khỏe người dùng cho đến thời điểm công khai những thông tin đó.

leftcenterrightdel
 Một nhà máy của hãng dược phẩm Kobayashi ở Osaka (Ảnh: AP)

Nhà kinh tế trưởng Hidetoshi Tashiro tại công ty Sigma Capital Ltd. của Nhật Bản nhận định cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm của Kobayashi cũng bộc lộ những vấn đề về tổ chức trong công ty. Là một doanh nghiệp gia đình điển hình của Nhật Bản, nhà sản xuất thuốc này dường như đã ưu tiên lợi ích gia đình hơn lợi ích của khách hàng trong việc ra quyết định, đồng thời việc họ không tiến hành các biện pháp ngay lập tức hoặc báo cáo với chính quyền về những phản ánh tổn hại sức khỏe của khách hàng đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

Thực phẩm chức năng chứa men gạo đỏ Beni-koji Choleste Help của Kobayashi có liên quan tới 5 trường hợp tử vong do bệnh thận. Sản phẩm này được bày bán trên thị trường kể từ tháng 2/2021 kèm quảng cáo có tác dụng làm giảm cholesterol LDL. Tính đến cuối tháng 2/2024, Kobayashi đã bán được khoảng 1 triệu gói.

Theo Bộ Y tế Nhật Bản và công ty này, một thành phần ngoài ý muốn có tên là axit puberulic, nguồn gốc từ nấm mốc xanh, đã được phát hiện trong sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của hãng tại Osaka. Nhà máy này đã đóng cửa vào tháng 12/2023.

Bộ Y tế cho biết axit puberulic là một chất kháng khuẩn và chống sốt rét mạnh, có thể gây độc, nhưng vẫn chưa rõ mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe hoặc gây tổn thương thận.

Nguồn vtv
Link bài gốc

https://vtv.vn/the-gioi/nhat-ban-so-nguoi-nhap-vien-vi-thuc-pham-chuc-nang-cua-hang-kobayashi-tang-len-212-20240408232756199.htm