Thời gian qua, tuyến đường Âu Cơ (quận Tây Hồ) luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm hoặc trời mưa.

Do đó, tại các kỳ họp tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri đề nghị thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án hạ cốt đường Âu Cơ theo tiến độ đã đề ra. Trước mắt, có phương án đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông, nhất là đoạn hiện nay đang thi công từ Nghi Tàm đến chân cầu Nhật Tân.

leftcenterrightdel
 Người dân di chuyển trên tuyến đường Âu Cơ rất vất vả

Về vấn đề này, UBND TP. Hà Nội cho biết, dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông (đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân) được thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án (quyết định số 3376/QĐ-UBND ngày 24/6/2019). Đồng thời, được phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024 tại quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 16/1/2023 của UBND TP. Hà Nội.

Sau khi điều chỉnh, Ban Quản lý dự án đã triển khai các thủ tục cấp phép thi công và được cấp phép hoạt động thi công liên quan đến đê điều tại quyết định số 4600/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 của UBND TP. Hà Nội. Trong đó, yêu cầu hạng mục tường chắn đê bê tông cốt thép xong trước 15/6/2023.

Tuy nhiên, do tuyến đường Âu Cơ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn, thuộc trục dẫn đoàn từ sân bay về trung tâm thành phố và ngược lại. Vì vậy, Sở giao thông vận tải cùng liên ngành tiến hành nghiên cứu nhiều phương án trước khi cấp phép thi công. Đến ngày 19/01/2022, Sở giao thông Vận tải mới chính thức cấp phép rào chắn và phân luồng giao thông phục vụ thi công toàn bộ dự án.

Hơn nữa, dự án vừa phải phân luồng giao thông vừa phải tổ chức thi công nhiều mũi thi công trên phạm vi mặt bằng chật hẹp để đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, phải xử lý di chuyển khối lượng công trình ngầm nổi (nước sạch, điện lực...) tương đối lớn và xử lý phát sinh nhiều công trình ngầm nổi không có trong thiết kế ban đầu. Ví như như hệ thống thoát nước thải D300 của nhà máy xử lý nước thải BT Phú Điền, hệ thống đường ống thông tin của bộ tư lệnh cảnh vệ nên quá trình thi công gặp nhiều khó khăn...

leftcenterrightdel
 Hà Nội tổ chức lại giao thông trên đường Âu Cơ. Ảnh minh họa

Ngoài ra, do dự án thi công trên tuyến đê cấp đặc biệt nên đơn vị thi công không được đào cắt xẻ đê trong mùa mưa lũ (từ 15/6 đến 31/10) hàng năm. Vì vậy, hiện nay dự án đang phải dừng thi công các hạng mục chính và chỉ thi công các hạng mục phụ trợ. Đến nay, dự án đã thi công cơ bản hoàn thành hạng mục tường chắn đê bê tông cốt thép.

Sau khi kết thúc mùa lũ Ban QLDA sẽ chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công hoàn thành hạng mục tường chắn đê bê tông cốt thép và đoạn từ ngõ 2 An Dương Vương đến ngõ 42 An Dương Vương trong năm 2023 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2024 theo chỉ đạo của thành phố.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong quá trình thi công, Ban Quản lý dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra hiện trường. Đồng thời, thống nhất các nội dung đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến cũng như công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ví như, đã tiến hành thảm bê tông nhựa các đoạn mặt đường Âu Cơ bị lún nứt, gia cố hàng rào tôn, khắc phục các vị trí ngập úng...

Hiện nay, thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đầu xây dựng công trình giao thông trong công tác tổ chức, phân luồng giao thông nhằm đảm bảo tiến độ thi và tránh ảnh hướng tối đa đến nhân dân khu vực.

Nguồn tienphong
Link bài gốc

https://tienphong.vn/vi-sao-thi-cong-tuyen-duong-au-co-cham-post1588720.tpo