Theo danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố tháng 2/2023 (số liệu tính đến hết ngày 29/2/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2024) do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hà Nội công bố, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC ghi nhận đang nợ hơn 8 tỷ đồng tiền bảo hiểm. Sống tháng chậm đóng được công khai theo danh sách là 20 tháng.
Hồi cuối tháng 2/2024, theo thông tin từ BHXH tỉnh Thanh Hóa, đến hết ngày 31/12/2023 Công ty TNHH FLC Golf and Resort (thuộc Tập đoàn FLC) đã chậm đóng BHXH gần 30 tỷ đồng của hàng trăm người lao động. Đồng thời, nợ hàng tỷ đồng tiền lương của người lao động.
|
|
FLC nợ trái phiếu và bảo hiểm xã hội tới hơn 1.000 tỷ đồng. |
Không chỉ nợ tiền bảo hiểm, các khoản gốc và lãi trái phiếu của FLC cũng không được thanh toán đúng hạn. Theo thông tin gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2023 Tập đoàn FLC đến hạn thanh toán tổng cộng 120 tỷ đồng tiền lãi và 996,4 tỷ đồng tiền gốc để tất toán lô trái phiếu FLCH2123003.
Tuy nhiên đến hết năm 2023, doanh nghiệp này mới trả được lần lượt 6 tỷ đồng tiền lãi và 100 triệu đồng tiền gốc. Theo đó, FLC cho biết đang trong quá trình đàm phán với trái chủ để thông qua phương án gia hạn, dự kiến thanh toán trước 28/12/2025 trong trường hợp được trái chủ đồng ý.
Lô trái phiếu của FLC được phát hành vào ngày 28/12/2021 với kỳ hạn 2 năm, tổng giá trị huy động là 1.150 tỷ đồng. Lãi suất cho kỳ tính lãi đầu tiên là 12%/năm.
Đến tháng 9/2023, FLC thông báo đã mua lại 153 tỷ đồng. Từ đó đến nay, doanh nghiệp đã tiếp tục có thêm 3 đợt mua lại, lần lượt trị giá 200 triệu đồng, 750 triệu đồng và 150 triệu đồng. Tại thời điểm cuối tháng 2/2024, FLC còn đang nợ gốc gần 996 tỷ đồng.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức đầu năm 2024, lãnh đạo FLC tiết lộ sau tái cơ cấu, quy mô nhân sự tập đoàn đã giảm tới 60%; còn 14 công ty con và 1 đơn vị liên kết. Năm 2024, FLC cho biết sẽ tiếp tục tái cấu trúc, định vị lại các lĩnh vực duy trì hoạt động.