Lúc 8h30 sáng nay (5/3), phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan được khai mạc.

Thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa Hình sự TAND TPHCM - làm chủ tọa phiên tòa.

Sau khoảng 20 phút, chủ tọa đã đọc xong quyết định xét xử, phiên tòa bắt đầu phần kiểm tra sự có mặt của các bị cáo, người tham gia tố tụng. Có 78 bị cáo có mặt tại phiên tòa.

Tại phần kiểm tra lý lịch, bị cáo Lan cho biết tinh thần ổn định. Đồng thời khai báo về nhân thân, gia đình. Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng cho biết, bà bị bắt giữ vào khoảng 20h30 ngày 6/10/2022, khi đang ngoài đường. Trước ngày hầu tòa 2 tuần, bị cáo đã được tống đạt bản cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát...

Còn bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) được các phiên dịch dịch lại. Bị cáo Chu Lập Cơ cho hay, sức khỏe ổn định.

leftcenterrightdel
 Bị cáo Trương Mỹ Lan được áp giải đến TAND TPHCM

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TPHCM thông tin: Mọi công việc chuẩn bị cho phiên tòa đã hoàn tất. Theo đó, HĐXX sẽ làm việc tại phòng xử án A. Đây cũng là nơi đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa làm việc. 81 bị cáo cũng được bố trí tại phòng xét xử này.

Các luật sư, người liên quan sẽ ngồi ở phòng xử án B và khoảng trống giữa 2 phòng xử án A và B, theo dõi quá trình xét xử qua màn hình truyền từ phòng xử án A.

Trong khi đó, một số phóng viên báo chí sẽ theo dõi phiên tòa qua màn hình từ 1 phòng làm việc trong khuôn viên tòa án. Số còn lại theo dõi qua màn hình truyền từ phòng xử án đến Trung tâm báo chí TPHCM (bên ngoài tòa án). Báo chí và luật sư sẽ được tòa án bố trí máy tính để sử dụng, tác nghiệp.

Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh tòa Hình sự TAND TPHCM làm chủ tọa. Hội đồng xét xử (HĐXX) ngoài ông Phạm Lương Toản còn có thẩm phán Lê Công Huân và 3 hội thẩm nhân dân. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hết ngày 29/4.

Tại phiên tòa, Viện KSND tối cao phân công 10 Kiểm sát viên thuộc Viện KSND tối cao và Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố. Có 200 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho các bị hại.

HĐXX cũng đã triệu tập hơn 2.400 người liên quan, gồm: Nhóm người là các cá nhân thuộc nhóm cán bộ SCB (316 người), nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, đứng tên vay và đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB để thực hiện việc nộp, rút tiền (1153 người), nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB (692 người), nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước (42 người) và nhóm người liên quan khác (201 người).

HĐXX cũng quyết định triệu tập một số người phiên dịch do bị cáo Chu Nap Kee Eric (chồng bà Trương Mỹ Lan) có quốc tịch Trung Quốc. Bị hại trong vụ án là SCB và bị cáo Trương Mỹ Lan.

Trong đó, bà Lan là bị hại liên quan đến hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của ông Nguyễn Cao Trí (cũng là bị cáo) với hành vi chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng.

5 luật sư gồm: Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan.Thiệt hại 667.286 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Bà Lan đã lợi dụng tình hình để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của người dân và khách hàng tại SCB

Theo nội dung vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ tại SCB nhưng là cổ đông chính và đã sử dụng SCB như một kênh huy động vốn cá nhân. Bà Lan đã lợi dụng tình hình để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của người dân và khách hàng.

Hậu quả từ các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TPHCM và Tổ Giám sát đã để cho nhóm bà Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện cho vay lũy tiến từng năm. Hành động này nhằm mục đích tạo điều kiện để bà Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân hoặc trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động và tình hình nợ xấu của SCB.

Nguồn tienphong
Link bài gốc

https://tienphong.vn/clip-loi-khai-dau-tien-cua-ba-truong-my-lan-tai-toa-post1617370.tpo