leftcenterrightdel
 

Tối 19/8, các thí sinh trình diễn 59 tác phẩm do sinh viên, người trẻ thực hiện, các nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng, Vũ Việt Hà, Văn Thành Công, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Công, Nguyễn Tiến Truyển cố vấn.

Loạt trang phục thể hiện đặc trưng văn hóa, đời sống người Việt. Nhiều thiết kế cồng kềnh, nặng hàng chục kg do sử dụng nhiều chất liệu, đính kết.

Người đẹp Lê Hoàng Phương diện "Tâm sắc tấm" của Nguyễn Duy Hậu, cảm hứng truyện cổ tích "Tấm Cám". Người đẹp bước ra từ mô hình quả thị khổng lồ, sau đó hóa thành chim phượng hoàng, thể hiện thông điệp dám vươn lên trong nghịch cảnh. Video: Sen Vàng

Nguyễn Hồng Diễm thể hiện "Sấu xem hát bội" của tác giả Đoàn Phúc Thiện, lấy cảm hứng từ tích truyện nổi tiếng Nam Bộ thời khẩn hoang về vùng đất Cần Thơ. Thiết kế còn nhằm tôn vinh bộ môn nghệ thuật hát bội.

leftcenterrightdel
 Nguyễn Hồng Diễm thể hiện "Sấu xem hát bội" của tác giả Đoàn Phúc Thiện, lấy cảm hứng từ tích truyện nổi tiếng Nam Bộ thời khẩn hoang về vùng đất Cần Thơ. Thiết kế còn nhằm tôn vinh bộ môn nghệ thuật hát bội
leftcenterrightdel
 Người đẹp Trần Nguyễn Kim Ngân trong trang phục "Trống lân ngày hội" của Cù Hoàng Long với mô hình nhiều chiếc trống gắn ở sau lưng, thực hiện suốt hai tháng
leftcenterrightdel
 "Ơi Yàng" là tác phẩm của Trần Văn Minh, do thí sinh Nguyễn Thị Diễm Quyên thể hiện. Trang phục tôn vinh văn hóa vùng đất Tây Nguyên gồm kiến trúc nhà rông, nghề dệt thổ cẩm, văn hóa cồng chiêng của đồng bào
leftcenterrightdel
 Nguyễn Ngọc Bảo Huyên thể hiện trang phục "Sắc Việt" của Võ Văn Còn. Thiết kế mang hình ảnh chim phượng hoàng, hoa cúc trắng cùng họa tiết thủy ba trên áo nhật bình thời Nguyễn, đại diện cho quyền uy của phụ nữ
leftcenterrightdel
 Các thí sinh Nguyễn Trúc Phương, Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Cẩm Tú (từ trái qua) lần lượt thể hiện trang phục của các tác giả Nguyễn Văn Bin, Võ Tuấn Anh, Khắc Hoàng
leftcenterrightdel
 Phạm Thị Minh Huệ (trái) diễn thiết kế "Cóc kiện trời" của Nguyễn Đức Lương, kết hợp nét đẹp trong kiến trúc cung đình Huế. Thí sinh Trần Hồng Ngọc (phải) diễn tác phẩm "Vũ rối" của Trần Thị A Khin, lấy cảm hứng nghệ thuật sân khấu múa rối cạn
leftcenterrightdel
 Nhiều hoa hậu, á hậu tham gia trình diễn trong vai trò mở màn, vedette ở từng đội. Á hậu Đào Hiền nhận nhiều sự cổ vũ của khán giả với thiết kế "Trầu cánh phượng" của tác giả Lê Minh Nhựt
leftcenterrightdel
 Tác phẩm "Mỹ nữ tứ bình" của nhà thiết kế trẻ Nguyễn Minh Triết được Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương trình diễn. Trang phục lấy cảm hứng từ bộ tranh "Mai Lan Cúc Trúc", tôn vinh khí chất con người và dòng tranh dân gian
leftcenterrightdel
 Hoa hậu Liên lục địa 2022 Bảo Ngọc diễn "Cất vó" của tác giả Phan Thanh Khánh, mang hình ảnh về đời sống bình yên của người nông dân miền sông nước lên sân khấu
leftcenterrightdel
 Ban tổ chức đầu tư sân khấu, hiệu ứng visual, LED, âm nhạc để tạo hiệu quả cho các màn trình diễn. Đương kim Miss Grand Vietnam Đoàn Thiên Ân bước ra từ đóa sen trắng qua "Điệu sen" của Nguyễn Trung Thành
leftcenterrightdel
Hoa hậu Trần Tiểu Vy thể hiện "Kép thị" của tác giả Hồ Hữu Thanh Nhã, lấy cảm hứng câu chuyện của Nguyễn Thị Bành - nữ tướng giả trai duy nhất trong sử Việt. Tác phẩm còn tôn vinh các nghệ sĩ gìn giữ, phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội gồm Phùng Há, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Nga, Diệu Hiền... 

Ông Dương Trung Quốc - trưởng ban cố vấn cuộc thi - đánh giá các nhà thiết kế trẻ có cách tiếp cận văn hóa bằng hình thức mới, phù hợp xu hướng, nên được khuyến khích.

Giải thưởng "Best National Costume" sẽ công bố tại chung kết cuộc thi, ngày 27/8 ở TP HCM. Trang phục chiến thắng sẽ được Miss Grand Vietnam 2023 mang đi trình diễn ở cuộc thi quốc tế.

Nguồn vnexpress
Link bài gốc

https://vnexpress.net/thi-sinh-miss-grand-vietnam-dien-trang-phuc-nang-hang-chuc-kg-4643790.html