leftcenterrightdel
 Đây có thể xem là một trong những món đồ quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đến Tần Thủy Hoàng nhất

Vào năm 1980, ở vị trí cách lăng mộ Tần Thủy Hoàng 20 mét về phía Tây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được trong 1 hố chôn 2 cỗ xe ngựa lớn được làm bằng đồng. Vì lớp quan tài bằng gỗ chứa hai cỗ xe ngựa này đã bị mục nát hết nên chúng nhanh chóng được phát hiện. Tuy nhiên, một vấn đề lớn xảy ra với các nhà khảo cổ, đó là 2 cỗ xe vì bị ô xy hóa trong thời gian dài nên đã vỡ thành 3.000 mảnh. Do đó, họ phải trùng tu một cách tỉ mỉ trong suốt 8 năm ròng rã thì mới có thể đưa 2 cỗ xe này đi trưng bày tại bảo tàng được (năm 1989).

leftcenterrightdel
 

Hai cỗ xe của Tần Thủy Hoàng bao gồm phần ngựa và phần thân xe. Tất cả ngựa đều có màu nguyên bản là màu trắng, tạo ra từ loại bột màu khoáng trộn với keo dính đậm đặc. Những con ngựa nói riêng và toàn bộ cỗ xe nói chung đều có kích cỡ bằng 1/2 so với kích thước xe ngựa thật. Phần thân xe làm bằng đồng, một số chi tiết thì bằng vàng bạc. Thợ đúc đúc từng bộ phận của xe rồi ghép chúng lại thành phần thân xe hoàn chỉnh. Mọi thứ đều được làm chỉn chu, tỉ mỉ đến mức chân thực hệt như những cỗ xe của Tần Thủy Hoàng phiên bản nhỏ vậy. 

leftcenterrightdel
 

Mỗi cỗ xe sẽ do 4 con ngựa kéo và phần thân xe đều có 2 bánh xe. Cỗ xe đầu tiên có mái che cao, phần chỗ ngồi dựng một bức tượng người đang ngồi điều khiển xe, ngoài ra còn trang bị một chiếc nỏ, một chiếc khiên và những mũi tên, tất cả đều làm từ đồng. Cỗ xe này theo các nhà nghiên cứu thì chúng là xe chiến mã khi ra trận. Trong khi đó cỗ xe thứ hai lại có mái che thấp hơn, chia làm 2 khoang là khoang trước và khoang sau. Khoang trước nhỏ, chỉ vừa cho một người ngồi khi điều khiển xe còn khoang sau lớn hơn, giống một căn phòng nhỏ có cửa sổ 2 bên có thể đóng mở và thiết kế "điều hòa" mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. 

leftcenterrightdel
 

Ngày nay, ở Trung Quốc vẫn còn dấu tích những đường ray bằng gỗ được thiết kế dành riêng cho xe của hoàng đế và quý tộc di chuyển. Hai cỗ xe ngựa của Tần Thủy Hoàng được xem là phát hiện có ý nghĩa lịch sử to lớn nên chính phủ Trung Quốc đã được công nhận là di tích quốc gia cấp 1, lưu giữ tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng. Năm 2002, chúng cũng được xếp vào danh sách những di vật văn hóa bị cấm xuất cảnh để tham gia vào các buổi triển lãm khác.

Nguồn techz
Link bài gốc

https://www.techz.vn/180-1023-5-2-co-xe-ngua-cua-tan-thuy-hoang-tung-vo-thanh-3000-manh-sau-trung-tu-tinh-xao-den-tung-chi-tiet-ylt602547.html