Đồ uống có ga

Loại axit tạo ra nước ngọt có ga và các loại đồ uống sủi bọt là một tác nhân làm hơi thở có mùi. Axit làm khô miệng, cho phép vi khuẩn và các mảng thức ăn tồn tại cùng nhau, cuối cùng gây ra mùi hơi thở. Để giảm bớt hơi thở có mùi sau ăn uống, mỗi người có thể tập thói quen uống một cốc nước lọc sau mỗi bữa ăn. Điều này có thể giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn, góp phần loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Nước bọt có 99% là nước, vì vậy việc giữ đủ nước sẽ đảm bảo giữ cho miệng luôn sạch sẽ và thơm tho. Nước lọc cũng không có mùi, không cung cấp bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi, đồng nghĩa với việc không thể tạo mùi. Nếu muốn gia tăng hương vị, hãy thêm một vài lá bạc hà vào cốc nước để tạo cảm giác tươi mát. Nếu chứng hôi miệng không biến mất sau khi cắt giảm những đồ uống bên trên, đó cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mắc bệnh nha chu. Ngoài ra, hôi miệng thường bắt nguồn từ một trong các nguyên nhân như: trào ngược axit từ dạ dày, chảy dịch mũi sau từ đường hô hấp...

leftcenterrightdel
Các axit trong nước có gas sẽ làm mềm men răng, tăng khả năng sâu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Ảnh minh họa. 

Rượu bia

Trong một nghiên cứu vào tháng 4/2018 được công bố trên tạp chí Microbiome, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng vi khuẩn của các mẫu nước bọt từ hơn 1.000 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi từ 55 - 84. Kết quả cho thấy nồng độ vi khuẩn "xấu" có liên quan đến bệnh nướu răng (nguyên nhân gây hôi miệng) cao hơn ở những người uống rượu. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự khác biệt về lượng vi khuẩn giữa những người nghiện rượu nhẹ và nghiện rượu nặng. Đồng thời, lượng vi khuẩn này cũng tăng theo lượng rượu tiêu thụ, trong đó những người nghiện rượu nặng có nhiều vi khuẩn "xấu" nhất. Ngoài việc thay đổi vi khuẩn trong miệng, rượu cũng có thể kích hoạt trào ngược axit lên cổ họng và gây mùi trong hơi thở.

Cà phê

Cà phê gây mùi hôi miệng. Khi hạt cà phê được rang, các hợp chất tạo mùi thơm chứa lưu huỳnh bắt đầu hình thành (sunfuric và axit). Hợp chất này kết hợp với các thành phần axit trong cà phê khiến hơi thở người uống có mùi. Mặt khác, nước bọt vốn giúp rửa sạch vi khuẩn và các mảng thức ăn gây hôi miệng. Nhưng uống quá nhiều caffeine có thể gây khô miệng, làm tăng mùi hôi.

leftcenterrightdel
Cà phê chứa một hàm lượng lưu huỳnh khá cao, dễ gây nên tình trạng hôi miệng. Ảnh minh họa. 

Một số thức uống thay thế tốt cho sức khỏe và giảm mùi hôi miệng

Trà xanh: Chất flavonoid có trong trà xanh còn có thể ngăn ngừa hơi thở hôi và hạn chế vi khuẩn có hại bám vào răng.

Nước húng quế: Bạn có thể pha chế nước kết hợp giữa lá húng quế và vài lát dưa hấu và bảo quản vài giờ trong tủ lạnh và thưởng thức. Đây là loại nước uống thơm ngon và tươi mát có công dụng như một loại nước khử mùi hôi miệng tạm thời rất hiệu quả.

Các loại nước ép trái cây: Các loại nước trái cây giàu vitamin C như dâu, cam, chanh kết hợp cùng lá bạc hà giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và không để lại mùi khó chịu.

Sữa chua: Ăn hoặc uống sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nước uống kết hợp với gừng: Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh vì gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. 


Nguồn VietQ
Link bài gốc

https://vietq.vn/nhung-loai-do-uong-khien-hoi-tho-cua-ban-nang-mui-d211763.html