Uống đủ nước là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đồng hóa và có ý nghĩa tích cực đối với việc duy trì các chức năng bình thường của cơ thể.

Uống nước nóng tốt cho sức khỏe hơn nước lạnh?

Người ta lưu truyền rộng rãi rằng uống quá nhiều nước lạnh có thể làm hỏng lá lách và dạ dày, gây đau dạ dày, khó tiêu và các vấn đề khác, nhưng trên thực tế, bằng chứng khoa học cho những cuộc thảo luận này là không đủ.

Trước hết, cơ thể con người khỏe mạnh có một bộ cơ chế điều chỉnh nhiệt độ hoàn chỉnh, bất kể bạn uống nước lạnh hay nước nóng, sau khi vào dạ dày thông qua đường tiêu hóa, nó sẽ dần dần cùng nhiệt độ với cơ thể bạn.

Ngoài ra, khoa học hiện đại dựa trên bằng chứng cũng đã xác nhận rằng miễn là nhiệt độ nước bạn uống nằm trong phạm vi chịu đựng của con người thì mức nhiệt độ nước ít liên quan đến sức khỏe của bạn.

leftcenterrightdel
 

Điều duy nhất cần lưu ý là những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa hoặc chức năng hệ tiêu hóa kém nên tránh uống quá nhiều nước lạnh, vì nước lạnh đi qua hệ tiêu hóa có thể gây căng mạch và co bóp niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến co thắt đường tiêu hóa.

Do đó, việc uống nước lạnh hay nước nóng chỉ phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người, còn không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Uống nước sôi để qua đêm dễ gây ung thư?

Nhiều người cho rằng, đun nước qua đêm hoặc đun nhiều lần thì hàm lượng nitrit trong nước sẽ tăng lên rất nhiều, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.

Nhưng trên thực tế, nguồn nước máy mà người dân có thể uống hiện nay đã được xử lý bằng các biện pháp lọc, khử trùng… Dù đun sôi cách nào thì hàm lượng nitrit cũng rất thấp, không đủ gây ung thư.

Nói nước để qua đêm sẽ đe dọa sức khỏe của bạn thì chủ yếu là do phương pháp bảo quản có vấn đề, ví dụ như nếu cốc không được đậy kín, vi trùng, vi khuẩn có cơ hội làm ô nhiễm nước,..

Loại nước thực sự có thể gây ung thư

Nếu thực sự có loại nước có thể gây ung thư thì đó chính là thứ mà mọi người nên cảnh giác - nước nóng đun sôi (tức là nước có nhiệt độ trên 65 độ C).

leftcenterrightdel
 

Ngay từ năm 2016, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO đã đề cập rằng đồ uống nóng (kể cả nước) trên 65 độ C là chất gây ung thư 2A và những người uống đồ uống có nhiệt độ trên 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Uống quá nhiều đồ uống nóng cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Việc sử dụng đồ uống nóng gây bỏng lưỡi, đây chính là nguyên nhân khiến vị giác bị tổn thương vĩnh viễn.

Ngoài ra, dùng đồ uống nóng còn khiến môi bị bỏng, gây thâm đen. Chưa hết, Uống trà hoặc cà phê quá nóng sẽ làm loãng dịch vị và cản trở quá trình tiêu hóa của chúng ta.

Cần tuân thủ những nguyên tắc nào để uống nước lành mạnh và khoa học?

Chọn nước sạch và hợp vệ sinh

Trước khi uống nước, hãy đảm bảo nguồn nước uống sạch và hợp vệ sinh, bạn có thể chọn lọc hoặc đun sôi nước để cải thiện chất lượng nước.

Tích cực uống nước đúng thời điểm

Nhiều người trong cuộc sống sẽ không chủ động uống nước khi không cảm thấy khô miệng và khát nước, đây là một thói quen rất xấu. Bởi biểu hiện khô miệng khát nước đã chứng tỏ thủy dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, vì vậy mọi người nên chủ động uống nước vào thời điểm thích hợp mỗi ngày.

Uống nước thường xuyên

Người trưởng thành nên uống 1,5-1,7 lít nước mỗi ngày, có người có thể uống đủ một lần để đỡ rắc rối, cách làm này dễ dẫn đến tình trạng “nhiễm nước”. Do đó, việc uống nước cần chú ý lượng ít và nhiều lần, không thể “một bước lên trời”.


Nguồn Giadinhvietnam
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/loai-nuoc-co-the-gay-ung-thu-nhieu-nguoi-van-uong-hang-ngay-d193181.html