Tuy nhiên, khi mô hình sở hữu kỳ nghỉ được đưa vào Việt Nam, nó đã bị biến tướng và thậm chí bị lợi dụng để thực hiện các hoạt động lừa đảo, gây thiệt hại cho khách hàng. Bên bán thường tận dụng khuynh hướng tâm lý của khách hàng bằng cách tổ chức các hội thảo, sự kiện và đưa ra các gói giảm giá hấp dẫn, cung cấp quá nhiều thông tin quá tải về ưu điểm của mô hình này để thuyết phục khách hàng chốt hợp đồng nhanh chóng.

leftcenterrightdel
 Ảnh TTXVN

Theo đại diện Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia - Bộ Công Thương, hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là một giao dịch dân sự giữa hai bên để cung cấp dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ. Người mua có quyền nghỉ dưỡng tại một hoặc một số địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, quyền lợi của người mua và trách nhiệm của người bán hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng mà hai bên ký kết với nhau.

Theo Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia, bên bán thường khai thác tâm lý của người mua bằng cách mời họ tham gia các sự kiện và đưa ra các ưu đãi, chính sách chiết khấu hấp dẫn. Họ có thể giảm giá giá trị hợp đồng hoặc cung cấp thông tin quá tải về các ưu điểm của mô hình này, như tiết kiệm chi phí nghỉ dưỡng hoặc khả năng chuyển nhượng, trao đổi địa điểm nghỉ dưỡng với người khác.

Tuy nhiên, các biện pháp này có thể làm giảm khả năng của người mua tiếp cận và quan tâm đến những rủi ro và khả năng sử dụng hết các dịch vụ nghỉ dưỡng trong tương lai. Người mua cần kiểm tra thông tin kỹ lưỡng và tìm hiểu về người bán, dự án và các điều khoản liên quan trước khi ký kết hợp đồng.

leftcenterrightdel
 Nhiều biến tướng của mô hình sở hữu kỳ nghỉ làm khách hàng mất niềm tin (Ảnh minh hoạ)

Hiện tại, mô hình sở hữu kỳ nghỉ chưa nằm trong danh sách "tiền kiểm" do Thủ tướng Chính phủ quyết định, cho phép bên bán tự do đưa ra các hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang trình dự án sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó sẽ xây dựng cơ chế "tiền kiểm" đối với mô hình sở hữu kỳ nghỉ.

Trước khi có chính sách "tiền kiểm" chính thức, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin, rà soát các nội dung quảng cáo và ưu đãi được đưa ra trong hợp đồng. Ngoài ra, họ cần xem xét tất cả các khoản phí liên quan và hiểu rõ về các điều khoản trong hợp đồng điều quan trọng là không nên đồng ý vội.

Người tiêu dùng cần lưu ý tại thời điểm đấy những ưu đãi mình nhận được có thể sẽ không lớn bằng những thiệt hại sau này nếu quyết định vội vàng. Trên thực tế đối với các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ khách hàng chỉ có thể tận dụng tối đa tiền mình bỏ ra khi sử dụng nó trên thực tế, còn nếu không dành thời gian nghỉ trên thực tế thì số tiền bỏ ra sẽ lớn hơn rất nhiều những gì nhận được", đại diện Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia cho biết.

Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng phải lưu ý tất cả các khoản phí bởi khi ký kết khách hàng thường chỉ được thông báo các khoản phí cho thời gian lâu dài. Tuy nhiên, ngoài khoản vì lâu dài đó còn có thể có các khoản phí duy trì hàng năm, hoặc khi trao đổi, chuyển nhượng cho người khác thì cũng đều có thể phát sinh các khoản phí nhất định và những khoản phí đấy sẽ không được đề cập đến trong các thông tin quảng cáo cũng nhưng không được quy định rõ ràng trong nội dung hợp đồng.

Nguồn toquoc
Link bài gốc

https://toquoc.vn/bien-tuong-mo-hinh-so-huu-ky-nghi-loi-dung-khuynh-huong-tam-ly-khach-hang-de-chot-hop-dong-20230608122225725.htm