Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Ngày xưa, những người thợ thợ thủ công từ khắp các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về đây buôn bán, họ chia theo từng khu vực và tập trung chuyên bán các mặt hàng chính của làng nghề mình. Tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước. Ví dụ như phố Hàng Bông vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Gà là nơi tập trung các cửa hàng bán các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…. 

Phố HÀNG BÈ – Rues des Radeaux Ban đầu phố Hàng Bè vốn là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ và những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.

leftcenterrightdel
 

Thời Pháp thuộc phố đã có tên là phố Hàng Bè (Rues des Radeaux). Phố được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương.

leftcenterrightdel
 

Ngày nay, phố Hàng Bè là một trong những con phố cổ của Hà Nội, đi từ ngã ba Hàng Mắm – Hàng Bạc đến ngã tư Cầu Gỗ – Hàng Thùng, nối tiếp phố Hàng Dầu. Phố Hàng Bè thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội.

leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG CÓT – Rue de Takou Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phần lớn cư dân sinh sống ở con phố này làm nghề đan cót và buôn bán cót (một loại phên mành được đan ghép bằng nguyên liệu bóc tách từ cây tre và cây nứa). Vì vậy tên gọi Hàng Cót được hình thành từ năm 1945 cho đến nay. Thời Pháp thuộc phố được đặt tên theo tiếng Pháp là Rue Takou.

leftcenterrightdel
 

Hàng Cót được xây dựng trên nền vị trí đất xưa thuộc thôn Tân Lập – Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Theo di chỉ trên một tấm bia đặt tại chùa Thái Cam (16 phố Hàng Gà) thì thôn Tân Lập – Tân Khai được lập từ năm 1822. Thời bấy giờ cư dân ở đây chủ yếu làm nghề đan và bán cót. Người đan cót làm việc ở ngoài vỉa hè ngay trước cửa nhà mình. Tuy không phải là phố lớn ở Hà Nội, nhưng Hàng Cót có sự tập trung dân cư sinh sống khá đông do nằm ở vị trí giao thương buôn bán thuận tiện, là trung tâm gần cầu Long Biên và chợ Đồng Xuân. Tuy nhiên, thời kỳ đó Hàng Cót chưa thực sự là một phố buôn bán lớn. Chỉ bao gồm những cửa hàng lơ thơ trên phố buôn bán mang tính chất manh mún, phục vụ nhu cầu cấp thiết của cuộc sống người dân khu vực xung quanh. Để mua sắm đầy đủ hơn người ta thường đến chợ Đồng Xuân, cách Hàng Cót chưa đầy 0,1 km. Phố ĐỒNG XUÂN – Rue du Grand Marché – Rue du Riz Phố Đồng Xuân từng mang tên là Hàng Gạo, vì vậy tên thời Pháp thuộc là Rue du Riz (Riz là gạo). Trên con phố này có ngôi chợ nổi tiếng nhất Hà Nội là chợ Đồng Xuân, tên thời Pháp là Grand Marché (Chợ Lớn), vì vậy phố này cũng có tên là Rue du Grand Marché.

leftcenterrightdel
 

Tiền thân của chợ Đồng Xuân là hai ngôi chợ cổ của Thăng Long xưa là chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông. Chợ trên ở cạnh đền Bạch Mã (nay là số 76 phố Hàng Buồm). Chợ dưới ở cạnh chùa Cầu Đông (nay là số 38B phố Hàng Đường). Cả hai đều ở trên bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền tấp nập. Pháp sau khi chiếm Hà Nội, năm 1889 đã lấp sông Tô, mở phố xá mới, đã dồn 2 chợ mới trên bãi đất trống ở cạnh đình Đồng Xuân.

leftcenterrightdel
 

Ngôi chợ mới có năm vòm cửa và năm nhà dài 52m, cao 19m, mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

leftcenterrightdel
 Người xe chen chúc ra vào khu chợ chính
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Phố HÀNG MÃ – Rue du Cuivre Thời Pháp thuộc, phố Hàng Mã được đặt tên chung là Rue du Cuivre với phố Hàng Đồng ngày nay.

leftcenterrightdel
 

Dân ở đây gồm một số gia đình người làng Tân Khai đến định cư mở cửa hàng bán giấy và đồ mã dùng cho công việc cúng lễ theo tập tục phương Đông, và đồ hàng giấy dùng trong trang trí. Phố Hàng Mã thời Pháp vẫn có nhiều nhà bán đồ đồng, về sau này các hộ dân sống ở đây mới chuyển hẳn sang bán đồ cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy. Công việc buôn bán trên phố Hàng Mã thực sự đông đúc bắt đầu trước ngày Rằm tháng 7 Âm lịch khoảng một tháng, và từ ngày 24 tháng Chạp ngay sau lễ Tết Ông Công ông Táo đến tận trưa ngày 30 Tết Âm lịch

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Khi người Pháp đặt chân lên Bắc Kỳ (1872), phố có tên tiếng Pháp là Rue du Cuivre. Nơi đây có nghề thủ công truyền thống làm đồ mã dùng cho công việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy. Phố HÀNG MẮM – Rue de la Saumure Phố được gọi tên là Hàng Mắm vì nơi đây xưa kia chuyên bán các loại mắm cá và thủy sản khác. Nhiều cửa hàng trên phố bày bán mắm tôm đặc để trong chậu sành; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, đong bằng thùng gỗ bán dần và cả cua rang muối… Hàng ở đây chủ yếu là bán buôn đi các tỉnh.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Hàng Mắm – Rue de la Saumure. Sau 1945, phố được đặt chính thức là phố Hàng Mắm cho tới nay. Phố HÀNG TRỐNG – Rue Jules Ferry Phố Hàng Trống được xây dựng từ phần đất của nhiều thôn xóm cũ: đoạn giáp phố Hàng Gai là đất thôn Cổ Vũ; đoạn giữa là thôn Khánh Thụy Hữu và đoạn cuối là thôn Tự Tháp. Tất cả các thôn này đều thuộc tổng Tiền Trúc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.

leftcenterrightdel
 

Gọi là Hàng Trống do trước đây những người dân làm trống làng Liêu Thượng (nay thuộc huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tới đây cư trú và buôn bán: trống cái, trống con, trống bàn, trống cơm, trống bồng… Ngoài ra còn có nghề làm lọng của dân làng Đào Xá (Thường Tín, Hà Tây cũ), nghề vẽ tranh của dân làng Tự Tháp. Các cửa hàng làm trống, làm lọng, in tranh đều nằm ở đoạn đầu và đoạn giữa phố. Còn đoạn cuối phố là các cửa hiệu thêu của những người vùng đất Quất Động, Hướng Dương (huyện Thường Tín, Hà Sơn Bình).

leftcenterrightdel
 

Phố Hàng Trống ngày này còn hai ngôi đền cổ. Ở giữa phố, số nhà 82, là đền Đông Hương còn gọi là đền Hàng Trống. Đền này thờ một đào nương. Còn ở cuối phố, số nhà 75 là đình Nam Hương, chủ yếu thờ thần Bạch Mã và Linh Lang.

leftcenterrightdel
 

Trong hình là Trụ sở của tờ Đông Dương Tạp chí (Hôtel de l’Avenir du Tonkin), trên đường Jules Ferry, nay là tòa soạn báo Hà Nội Mới trên phố Lê Thái Tổ. Đông Dương Tạp chí là tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất bản tại Hà nội. Chủ nhiệm tờ báo này là ông François Henri Schneider người Pháp gốc Đức. Chủ bút là học giả Nguyễn Văn Vĩnh (hiệu Tân Nam Tử), ông quê gốc ở xã Phượng Dực , phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
Nguồn chuyenxua
Link bài gốc

https://chuyenxua.net/hinh-anh-100-nam-cua-ha-noi-36-pho-phuong-va-nguon-goc-ten-goi-cac-duong-pho-mang-ten-hang/